1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Bí ẩn Nga trên chiến trường Ukraine

Nếu như trên chiến trường Iraq, Lybia…là nơi để cho Mỹ-NATO thử vũ khí, rèn luyện kỹ năng tác chiến thì trên chiến trường Ukraine, Nga có thể?

Tác chiến điện tử

Ngày 10/4/2014, tàu khu trục Mỹ "Donald Cook" với tên lửa hành trình "Tomahawk" đã tiến vào Biển Đen. Mục đích là để đe dọa và biểu dương lực lượng liên quan đến quan điểm của Nga về Ukraine và Crimea.

Đáp lại, Nga cho máy bay Su-24, không mang vũ khí nhưng được trang bị tổ hợp điện tử chiến đấu mới nhất của Nga có tên là "Khibiny", bay vòng quanh tàu khu trục Mỹ.

"Aegis" đã phát hiện sự tiếp cận trên không và báo động. Tất cả mọi thứ đang diễn ra bình thường, radar Mỹ theo dõi mục tiêu đang đến gần thì đột nhiên tất cả các màn hình vụt tắt. "Aegis" không làm việc, các tên lửa không nhận được thông tin về mục tiêu. Trong khi đó, chiếc Su- 24 của Nga bay qua phía trên boong tàu khu trục Mỹ, mô phỏng cuộc tấn công tên lửa vào mục tiêu lặp đi lặp lại động tác đó đến 12 lần.

Theo các phương tiện truyền thông nước ngoài, sau khi vụ việc này xảy ra, "Donald Cook" đã khẩn cấp cập cảng Romania. Có 27 thủy thủ đã đệ đơn xin từ chức. Tất cả 27 người này đã viết trong đơn là họ không muốn mạo hiểm với tính mạng của mình. Tuyên bố của Lầu Năm Góc gián tiếp xác nhận điều đó khi lập luận rằng động thái của máy bay Nga khiến cho thủy thủ tàu Mỹ mất tinh thần.

Chưa ai chưa tin đó là sự thật, bởi nếu vậy thì Nga là vô đối.

Ngày 29/1, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges, thừa nhận quân đội Ukraine đang chật vật chống chọi các vụ pháo kích cũng như gây nhiễu điện tử của lực lượng ly khai ở miền Đông nước này. Trung tướng Ben Hodges cho biết hệ thống liên lạc của quân đội Ukraine đang bị các thiết bị gây nhiễu điện tử của lực lượng ly khai gây cản trở và thừa nhận: "Rất khó để lực lượng chính phủ Ukraine sử dụng sóng vô tuyến, điện thoại và các phương tiện liên lạc khác vì lực lượng ly khai có các thiết bị gây nhiễu vượt trội.

Ra thế, cho nên, quân ly khai sử dụng các loại vũ khí có điều khiển rất chính xác, gây thiệt hại nặng cho quân Kiev, nhưng ngược lại, quân Kiev thì như mù, bắn không gây thiệt hại gì đến quân ly khai mà có khi lạc vào dân. Phải chăng quân Kiev thì dùng GPS của Mỹ, còn quân ly khai miền Đông thì dùng GLONASS của Nga?

Còn nữa, Kiev luôn tố cáo Nga kéo quân, xe tăng ầm ầm qua biên giới, Nga yêu cầu bằng chứng, Kiev không thể. Nhưng còn Mỹ, vệ tinh quân sự cực kỳ hiện đại mà không có nổi một bức hình nào chăng? Hay là Nga không hề viện trợ gì cho quân ly khai về xe tăng, đại bác…một sự khẳng định vô cùng ngây thơ là sự thật?

Đến đây, một vài sự kiện mà kết quả có thật đã khiến cho đối tượng tác chiến của Nga hoang mang về nguyên nhân. Rõ ràng, trên chiến trường Ukraine, quân đội Kiev chính thức bị quân ly khai hoàn toàn áp chế điện tử, cho nên, không khó hiểu khi không quân Ukraine “án binh bất động”.

Đúng như Thủ tướng Nga Metveded đã nói “Không tin cứ thử xem!”, nhưng khi đã như thế thì chắc sẽ không ai dám thử.

Mưu kế tác chiến của quân ly khai miền Đông

Nếu như mưu hay, kế giỏi là phải lừa được địch và điều khiển được địch để sử dụng lực lượng hợp lý, tiết kiệm mà đạt hiệu quả cao; để vận dụng cách đánh táo bạo, hiểm hóc; để dẫn dắt tình huống tác chiến diễn biến theo ý định của mình; để tạo thời cơ giành thắng lợi quyết định…thì có thể nói, tình hình trên chiến trường Ukraine qua sự đối đầu của quân chính phủ Kiev và quân ly khai miền Đông có vẻ như giống như chiến dịch năm 1975 của Việt Nam ở khâu mưu kế.

Đầu tiên phải khẳng định là so sánh lực lượng của 2 bên cho đến trước ngày 18/2/2015 (trước ngày nổ ra chiến dịch tấn công chiến sân bay Donetsk của Kiev) thì quân Kiev sau một thời gian chuẩn bị trong thời gian ngừng bắn đã mạnh hơn quân ly khai trên toàn chiến trường. Trận chiến tại sân bay Donetsk được ví như trận Stalingrad của Ukraine mà quân ly khai chiến thắng, tuy làm cho tinh thần quân Kiev hoang mang suy sụp nhưng chưa phải là thảm họa, chưa phải là đòn điểm huyệt kết liễu.

Vấn đề là làm sao quân ly khai phải tạo ra một đòn như vậy để buộc Kiev ngồi vào bàn đàm phán kết thúc chiến tranh vô điều kiện hoặc là sự sụp đổ toàn bộ…đã được Bộ tham mưu quân ly khai lựa chọn. Đó là Dabalsevo.

Về mặt địa quân sự, Dabalsevo án ngữ toàn bộ tuyến giao thông huyết mạch của Donetsk với Lugansk. Nếu giải phóng được Dabalsevo thì toàn bộ vùng Donetsk và Lugansk sẽ thành một khối lãnh thổ, toàn bộ lực lượng của Kiev sẽ không còn một điểm tựa, điểm đứng chân nào để triển khai các hoạt động quân sự tấn công miền Đông.

Về mặt địa chính trị, Donetsk và Lugansk sẽ thống nhất chỉ là vấn đề thời gian và trước mắt sự thống nhất về hợp đồng tác chiến giữa 2 lực lượng đã xảy ra.
 
Ranh giới hiện tại của Donetsk và Lugansk (
Ranh giới hiện tại của Donetsk và Lugansk (vòng trong) mà Dabalsevo (vùng nhỏ màu đỏ) lọt thỏm ở giữa, rộng 24 km vuông và vùng ranh giới Donbass (đường màu đỏ bên ngoài) là lãnh thồ mà quân ly khai cần đánh chiếm

Để tấn công Dabalsevo, Bộ tham mưu quân Ly khai phải dùng mưu kế để kéo căng lực lượng quân Kiev ra hai đầu là Mariupol và Kharkiv.

Tại Kharkiv, thành phố lớn thứ 2 của Ukraine đã từng tuyên bố độc lập vào tháng 4/2014 nhưng không thành. Khả năng tấn công quân sự của quân ly khai là không thể, nhưng hỗ trợ cho sự nổi dậy đòi ly khai là có thể…đã khiến cho Kiev lo sợ, hốt hoảng. Vì thế, Kiev đã điều quân dự bị đến và lực lượng an ninh tăng cường gấp đôi, “chuyển trạng thái từ an ninh sang tấn công phủ đầu”…

Tại Mariupol, quân ly khai đã tấn công lần thứ nhất và cuộc tấn công dừng lại để ký thỏa thuận ngừng bắn 5/9/2014. Phải công nhận, tại thời điểm này, quân Kiev bị thua trận nên buộc phải ký ngừng bắn, nhưng quân ly khai cũng không đủ khả năng để tấn công đánh chiếm Mariupol vì chưa được chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật, chưa đủ độ chín về thời cơ…nên họ cũng phải ký thỏa thuận đình chiến. Vì thế, Mariupol, là miếng mồi ngon lớn mà quân ly khai chưa thể nuốt nổi dù rất thèm muốn. Do đó, nếu như có thể, thì Mariupol sẽ là mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh Donbass của quân ly khai miền Đông chứ không thế sớm hơn.

So với Mariupol, Dabalsevo chỉ là một “tử huyệt” nhưng Mariupol lại là một vị trí mang tầm chiến lược. Mất Dabalsevo, Kiev đã trao thế cho cho quân ly khai, nhưng mất Mariupol thì Kiev trao luôn cho quân ly khai một lực rất lớn. Bởi vậy, Kiev rất lo sợ khi mất Mariupol và đây là cơ sở để Bộ TM quân Donetsk khai thác triệt để nhằm kéo lực lượng mạnh của Kiev về Mariupol. Mưu kế của họ thành công và 8000 quân của Kiev tại cái “nồi hơi” Dabalsevo đang tuyệt vọng trước sự tấn công bất ngờ của quân ly khai.

Điều chắc chắn là chính quyền Kiev sẽ ngồi vào bàn đàm phán khi và chỉ khi Dabalsevo thất thủ, nếu như họ không muốn mất thêm Mariupol. Còn nhớ sự kiện Gruzia năm 2008, khi đó Tổng thống Pháp, người trung gian hòa giải, đã nói thẳng với Tổng thống Gruzia “Nếu không ký thì chỉ cần 2 tiếng nữa, ông sẽ nghe tiếng xe tăng Nga gầm ở Tiblisi”. Và, tình thế Ukraine bây giờ cũng không khác Gruzia năm xưa, chỉ khác là không phải quân Nga.

Theo Lê Ngọc Thống
Đất Việt