1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Bất chấp chỉ trích của quốc tế, Trung Quốc vẫn đẩy nhanh xây đảo nhân tạo

(Dân trí) - Báo chí Úc đưa tin, Trung Quốc đã phản hồi trước sự chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế đối với việc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông bằng cách đẩy nhanh chương trình xây dựng, theo các phân tích từ hoạt động giám sát mới nhất trên không.

Các tàu Trung Quốc nẹo vét cát tại một bãi ngầm ở Biển Đông (Ảnh:
Các tàu Trung Quốc nạo vét cát tại bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa (Ảnh: CSIS)

Tờ Sydney Morning Herald (SMH) đưa tin, các bức ảnh giám sát mới nhất cho thấy một hạm đội các tàu nạo vét của Trung Quốc đã chuyển trọng tâm hoạt động từ các vòng ngoài của các bãi đá ngầm tới các hố trũng bên trong, các nguồn tin chính phủ, quân đội và phi chính phủ cho biết sau khi  xem các bức ảnh được chụp đến ngày 10/6.

Những diễn biến mới nhất này đang khiến lo ngại gia tăng tại Úc rằng dự án bồi đắp đất ngoài khơi hiện đã lớn nhất thế giới - với 800 ha đất được bồi đắp - có thể lớn gấp 5 kích cỡ đó khi hoàn thành.

"Vòng ngoài đã được gần như bồi đắp xong, nhưng có bằng chứng rõ ràng cho thấy hố trũng bên trong đang được bồi đắp", một nguồn tin cho biết, lấy ví dụ cụ thể là công việc cải tạo nhằm "làm dày thêm" vành đai của bãi Xu Bi.

Mỹ, Úc và gần đây nhất là nhóm G7 đã đều lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về các hoạt động nạo vét cát quy mô lớn ở Biển Đông, lo ngại rằng Bắc Kinh đang thiết lập các đường băng, cảng biển và bến tàu, có thể làm thay đổi đáng kể thế cân bằng sức mạnh quân sự trong khu vực.

Các chiến lược gia quân sự Mỹ không tin rằng các đảo nhân tạo có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức mạnh của Mỹ trong trường hợp xảy ra bất kỳ xung đột nghiêm trọng nào.

"Họ thấy rằng 7 mục tiêu mới có thể bị phá hủy chỉ trong nửa giờ chiến đấu", SMH dẫn lời một nguồn tin.
Ảnh vệ tinh cho thấy công tác xây dựng của Trung Quốc tại bãi Ga Ven (Ảnh:
 
Ảnh vệ tinh cho thấy công tác xây dựng của Trung Quốc tại bãi Ga Ven (Ảnh:
Ảnh vệ tinh cho thấy tiến trình xây dựng của Trung Quốc tại bãi Ga Ven (Ảnh: SMH)

Nhưng họ lo ngại rằng các đảo nhân tạo sẽ mở rộng đáng kể khả năng của quân đội Trung Quốc nhằm phô diễn sức mạnh hải quân, không quân và đạt được các kết quả có tính ép buộc đối với các  lực lượng quân đội yếu hơn của các quốc gia trong khu vực vốn có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông.

Tuần trước, các lãnh đạo G7 đã lên án hoạt động xây dựng đảo, ám chỉ các hành động của Trung Quốc dù không nêu tên.

Trước đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cam kết duy trì "tự do hàng hải" tại các khu vực tranh chấp.

Giới chức cấp cao của Úc cũng đã lên án khả năng quân sự hóa tại các đảo nhân tạo.

Nhưng những cảnh báo trên chưa biến thành bất kỳ phản ứng chính sách cụ thể nào.

Giới chức thừa nhận rằng các phản đối quốc tế dường như không ngăn được Trung Quốc dừng dự án xây đảo nhân tạo. Nhưng họ cho rằng điều đó sẽ dẫn tới sự hiện diện tăng cường của Úc ở Biển Đông và sự hợp tác giữa các quốc gia liên quan trong khu vực, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ.

Họ nói rằng mục tiêu là cho thấy cái giá mà Trung Quốc phải trả nếu hành động sai lầm, và khiến Bắc Kinh phải dè chừng khi thực hiện các hành động ép buộc, đặc biệt ở Biển Đông hoặc Đài Loan.
 
An Bình