1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Báo Nhật tố Trung Quốc thuê ngư dân biểu dương lực lượng

(Dân trí) - Ngày 22/9 hàng ngàn người Nhật biểu tình đã tuần hành ở Tokyo để phản đối việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với quần đảo có tranh chấp ở biển Hoa Đông, trong khi đó báo Nhật tố Bắc Kinh thuê ngư dân biểu dương lực lượng ảo.

Báo Nhật tố Trung Quốc thuê ngư dân biểu dương lực lượng ảo


Hàng ngàn người Nhật biểu tình đã tuần hành ở Tokyo vào ngày 22/9 để phản đối việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với một quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
 
Những người biểu tình tại Nhật cho rằng Trung Quốc không có quyền gì đối với quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với quần đảo này được ghi rõ trong sử sách.

Thứ ba vừa qua những người biểu tình Trung Quốc cũng thực hiện những vụ phản kháng tương tự bên ngoài đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh sau khi Nhật Bản mua những hòn đảo không người ở từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật. Bắc Kinh nói rằng vụ mua bán đó không hợp pháp.

 

Trong khi đó thì tại Trung Quốc, phong trào xuống đường đã giảm đi từ 19/9/2012. Song tình hình an ninh xung quanh Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh vẫn trong trình trạng nghiêm ngặt. Các hàng rào tạm vẫn được đặt xung quanh sứ quán. Một số lượng lớn các nhân viên cảnh sát có trang bị vũ khí và cảnh sát thường vẫn đứng gác ở đây nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình mới. Khoảng 10 thanh niên tìm cách tới gần sứ quán, nhưng cảnh sát đã nói với họ rằng không được tổ chức biểu tình.

Tại Thượng Hải, cảnh sát vẫn canh gác xung quanh Tổng lãnh sự quán Nhật và vẫn còn những hàng rào tạm được dựng lên từ tuần trước.

Ngày 22/9, tin tức đưa rằng biểu tình đã xảy ra tại 2 thành phố của Trung Quốc, nhưng không có cuộc biểu tình lớn nào.

 

Trong khi đó trên biển, gần một tuần lễ sau khi Tân Hoa xã loan báo “một ngàn tàu cá kéo ra Điếu Ngư”, hãng tin này không cập nhật thêm tin tức về đoàn tàu. Còn báo chí Nhật Bản tố cáo Trung Quốc dùng ngư dân như đạo quân “tiên phong” xâm lược biển đảo các quốc gia láng giềng như Việt Nam và Nhật Bản…

 

Được biết, đến nay tổng số tàu hải giám Trung Quốc đưa vào vùng tranh chấp là 13 chiếc. Tuy nhiên vẫn không thấy bóng dáng của đoàn tàu đánh cá Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hầu hết tàu đánh cá Trung Quốc tác nghiệp tại khu vực khoảng 200-250 km phía bắc quần đảo tranh chấp, gần nhất là những nhóm đánh cá ở cách Senkaku/ Điếu Ngư khoảng 110 km.

 

Theo nhật báo đứng đầu Nhật là Yomiuri số ngày 21/09/2012, một số thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc tại cảng Thạch Phố tỉnh Chiết Giang đã xác nhận nhà cầm quyền Trung Quốc cho hay sẽ tài trợ đặc biệt 10.000 Nhân Dân Tệ (tương đương với 16.000 đô-la Mỹ) cho tàu nào tới vùng đảo tranh chấp đánh cá. Tuy nhiên không thấy tàu đánh cá nào trong vùng tranh chấp mà ở rất xa khoảng 130 km.

Vũ Quý

Theo AP, AFP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm