1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Bản lĩnh Nga trên chiến trường Syria

Khi đã tạo ra được một thế trận tấn công, thế trận bao vây quân địch thì Nga sẽ không bao giờ bị sa lầy.

Thông thường, chỉ có các cuộc chiến tranh lớn tầm khu vực và thế giới mới có nhiều mặt trận, thành phần, lực lượng tham gia đối đầu với nhau, còn những cuộc chiến tranh xung đột quân sự giữa 2 quốc gia với nhau thì cũng chỉ có 2 bên đối đầu.

Tuy nhiên, ở chiến trường Syria khi Nga tiến hành mở chiến dịch quân sự theo yêu cầu của chính phủ Assad thì khác. Tại đây có quá nhiều đối thủ với nhiều lợi ích khác nhau, người “chống lưng” khác nhau…nên Nga và quân đội Assad như lọt giữa vòng vây mà xung quanh là các đối thủ đang gầm ghè.

Nga dày dạn chiến trận

Trong một tình thế, một thế trận như vậy mà muốn giải quyết ngay chỉ bằng hỏa lực với một lực lượng mặt đất yếu, kiệt quệ như quân đội Assad là không thể. Do đó Nga và liên minh phải tiến hành một loạt các biện pháp bày mưu, lập kế, cài thế…không chỉ trên chiến trường Syria mà cả khu vực Trung Đông nhằm khi đã đủ về thế và lực (chủ yếu là lực lượng mặt đất) là phát triển tấn công tiêu diệt.

Theo dõi 90 ngày không kích của Nga, đòn tấn công của quân chính phủ dưới sự hỗ trợ của không quân Nga, chúng ta thấy Nga và Syria không bỏ sót chi tiết nào.

Biểu hiện đầu tiên là đối tượng tác chiến.

Ở trong một cuộc chiến tranh có nhiều đối thủ, nhiều bên tham gia thì việc đầu tiên của người chỉ huy tham mưu là phải xác định đối thủ nào nguy hiểm nhất (rồi với cấp độ nhỏ hơn, trong đối thủ đó, lực lượng, đơn vị nào là nguy hiểm nhất).

Vậy trong cuộc chiến Syria, Nga và quân Assad coi đối thủ nào nguy hiểm nhất?

Ngày 30/9, Nga bất ngờ mở màn đòn tấn công phủ đầu bằng lực lượng không quân-vũ trụ vào Syria. Đòn tấn công phủ đầu là đòn bất ngờ cho đối thủ, do đó sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Cho nên đối thủ nào bị Nga giáng đòn trong ngày 30/9 là đối thủ Nga coi nguy hiểm nhất. Mỹ, phương Tây… lúc đó đã nhanh chóng phát hiện và tố Nga là không nhằm vào IS, đúng không?

Rõ ràng IS là lực lượng mạnh nhất trên chiến trường Syria, tuy nhiên chưa phải là lực lượng nguy hiểm nhất đối với quân đội và chính quyền Assad.

Các nhóm khủng bố “ôn hòa”, do Thổ Nhĩ Kỳ, Arabia Saudi, Qatar, Mỹ và PT hậu thuẫn mới nguy hiểm hơn nhiều, nó uy hiếp trực tiếp đến chính phủ Assad... Giải quyết IS, do đó dễ hơn và ít cấp thiết hơn giải quyết các nhóm khủng bố này.

Tuy nhiên chọn đối tượng tác chiến mới chỉ mang ý nghĩa tầm chiến thuật để bố trí sử dụng lực lượng mà thôi, chọn khu vực tác chiến gồm như tấn công ở đâu, bao vây, chia cắt khu vực nào…là ý nghĩa mang tầm chiến lược.

Bản lĩnh Nga trên chiến trường Syria - 1

Chiến trường Syria không khó để nhận thấy khu vực tác chiến của Nga và quân đội Assad chọn lựa.

Kẻ thù này ở bên cạnh chưa hẳn gây ra nguy hiểm bằng kẻ thù khác ở xa hơn, nhưng ở Syria sự nguy hiểm gấp bội phần khi những đối thủ nguy hiểm lại chiếm những vị trí nguy hiểm đến sự tồn vong của chính quyền Assad và sự an toàn của lực lượng Nga.

Đó là khu vực phía bắc Syria giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, phía Nam Syria giáp Jordan và quanh thủ đô Damascus, khu vực miền trung gồm Homs, Hama, Latakia…Đây là những khu vực không có IS mà chỉ có tập trung các nhóm mà Nga cho là khủng bố được sự hỗ trợ, hậu thuẫn của nước ngoài qua ngả đường Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.

Nhìn trên bản đồ tình hình, rõ ràng là Nga tập trung không kích vào những khu vực này và quân đội Syria cũng tấn công mạnh vào những khu vực này.

Đặc biệt sau vụ SU-24 bị Thổ bắn hạ thì Nga không tiếc bom đạn làm sạch cơ sở hạ tầng của nhóm Turkmen được Thổ huấn luyện hậu thuẫn, đồng thời quân Assad cũng xung trận, thu được thắng lợi lớn, gần như khống chế tuyến biên giới từ Latakia đến Aleppo.

Phía nam, những trận đánh cuối năm 2015 dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất cũng nhằm khống chế được tuyến biên giới giáp Jordan.

Phía Đông là lãnh thổ phần lớn do IS kiểm soát, chúng ta chỉ thấy Nga không kích nhằm để ngăn chặn không cho IS phát triển tiếp chứ không có ý đồ tấn công phát triển về hướng này, hướng sa mạc, mà chốt chặn là tại Palmyra.

Rõ ràng ý đồ ưu tiên của Nga và liên minh đã lộ rõ. Họ muốn kiểm soát, khống chế tuyến biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ và Syria-Jordan nhằm bao vây, cắt đứt hoàn toàn mọi sự viện trợ, hậu thuẫn của các thế lực nước ngoài cho các nhóm mà Nga gọi là khủng bố đang hoạt động tại đây; để diệt gọn hoặc truy bức hàng trong tương lai, nhằm tạo ra một vùng lãnh thổ phía Tây an toàn cho Assad trước khi có một giải pháp chính trị.

1, Nga đã tạo ra một vùng cấm bay trên vùng trời Syria mà Mỹ-NATO buộc phải chấp nhận điều này.

Đây là thắng lợi lớn nhất, có tính quyết định nhất, mang tầm chiến lược mà từ thắng lợi này đã biến Nga thành một lực lượng độc tôn, làm chủ chiến trường.

Hơn ai hết, Mỹ-NATO đều hiểu rằng, khi không quân làm chủ vùng trời, lực lượng mặt đất, đối thủ của nó, thậm chí còn không có vũ khí phòng không thì chỉ như con thỏ bị bầy đại bàng săn trên đồng cỏ. Kết cục chỉ là thời gian.

2, Các cơ sở hạ tầng, kho tàng, căn cứ, trung tâm chỉ huy, thông tin của các nhóm khủng bố LIH đều bị không quân Nga tàn phá, đánh sập, làm mất khả năng phục vụ cho tác chiến lâu dài nếu như không có sự viện trợ bên ngoài.

3, Đánh sập mưu đồ ấp ủ một vùng cấm bay của Thổ Nhĩ Kỳ trên biên giới Thổ-Syria, đồng thời, hỗ trợ quân Assad gần như làm chủ tuyến biên giới từ Latakia đến Aleppo khiến Ankara gần như cuồng loạn.

Những trận đánh lớn ở phía Nam giáp biên giới Jordan vào những ngày cuối năm 2015 cũng thu được thắng lợi cơ bản.

4, Không để bị IS và các nhóm khủng bố chiếm thêm lãnh thổ. Quân chính phủ không chỉ giữ vững, củng cố thế trận, lực lượng, chờ tổng phản công mà còn tiến hành tấn công, phá vây thành công ở những vị trí có tính chiến lược như sân bay Aleppo, vùng biên giới tỉnh Latakia…

Có thể nói đây là 4 thắng lợi quân sự cơ bản quyết định thành bại trong cuộc chiến Syria.

Rõ ràng trên chiến trường Syria, Nga và liên minh đang tạo ra một thế trận chủ động, thế trận tấn công, thế trận bao vây quân địch.

Để được thế trận này phải tốn rất nhiều công sức, trí tuệ và cả máu của người Syria mà chỉ có giới quân sự mới hiểu hết giá trị của nó.

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt