1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

6 thách thức nhãn tiền với tân chính phủ Nhật Bản

(Dân trí) - Hôm nay, Chủ tịch Đảng Dân chủ Yukio Hatoyama đã trở thành Thủ tướng thứ 93 của Nhật Bản, sau khi được lưỡng viện thông qua. Chính phủ của ông sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức - từ bức tranh kinh tế-tài chính ảm đạm trong nước đến vấn đề đối ngoại.

6 thách thức nhãn tiền với tân chính phủ Nhật Bản  - 1
Tân thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama
Kinh tế

Nhật Bản đã dần lách mình ra khỏi vũng lầy suy thoái kéo dài nhất kể từ Chiến tranh Thế giới II, nhưng các nhà kinh tế cho rằng nước này có thể đánh mất xung lượng vào cuối năm nay - khi tình trạng lạm phát và cắt giảm việc làm đang đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đã cảnh báo về 2 năm lạm phát và nếu tình trạng này kéo dài hơn dự đoán, lạm phát có thể buộc BOJ phải trì hoãn quyết định nâng tỷ lệ lãi xuất hiện ở mức cực thấp.

Đảng Dân chủ của ông Hatoyama đã cam kết đưa nhiều tiền hơn đến tay của các hộ gia đình để tác động tích cực cho nền kinh tế, nhưng một số nhà phân tích lo ngại những kế hoạch chi tiêu của đảng này sẽ thổi phồng khoản nợ nhà nước vốn đã chiếm khoảng 170% GDP của Nhật Bản – mức cao nhất trong số các nước tiên tiến.

Dân số lão hóa, những tranh cãi về thuế doanh thu

Một trong những thách thức lớn nhất của Nhạt Bản là cải tổ và thanh toán cho khoản chi ngày càng tăng trong lĩnh vực y yế, phúc lợi xã hội và lương hưu, khi thế hệ một loạt những người sinh ra sau chiến tranh về hưu.

Các nhà kinh tế cho rằng khoản chi cho những vấn đề này sẽ có nghĩa là tăng 5% thuế tiêu thụ, nhưng đây lại là vấn đề nhạy cảm mang tính chính trị. Đảng Dân chủ nói họ sẽ không tăng thuế này trong ít nhất là 4 năm nữa.

Khí thải và môi trường

Đảng Dân chủ đặt mục tiêu cắt giảm 25% lượng khí thải của Nhật Bản - nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 5 thế giới, vào năm 2020 từ mức của năm 1990. Điều này khó khăn hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ sắp mãn nhiệm là đến năm 2020 cắt giảm mức khí thải thấp hơn mức năm 1990 là 8% - mà đang khiến giới doanh nghiệp phản đối kịch liệt.

Những nhân vật đảng Dân chủ cũng có kế hoạch ngừng thu phí trên đường cao tốc và bãi bỏ số tiền 25 yên (27,5 xu USD) tính thêm vào mỗi lít xăng từ nhiều thập kỷ nay, bắt đầu từ tháng 4 sang năm. Những kế hoạch này khiến các nhóm bảo vệ môi trường chất vấn về cách đảng Dân chủ giải quyết để có một lối sống xanh hơn.

Đối ngoại

Cam kết của đảng Dân chủ về một lập trường độc lập hơn với đồng minh an ninh chủ chốt Washington đã làm tăng lo ngại về khả năng xảy ra xích mích giữa hai nước, mặc dù tân Thủ tướng Hatoyama từng tuyên bố liên minh Mỹ-Nhật vẫn là cốt lõi của chính sách ngoại giao của Tokyo.

Quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc thời gian gần đây đã được cải thiện, nhưng cũng còn tồn tại những bất đồng.

Cúm A/H1N1

Đại dịch cúm A/H1N1 bùng phát và lây lan dữ dội, trong khi Nhật Bản vẫn chậm chạp trong việc sản xuất vacxin. Chính phủ mới phải hoàn thành chi tiết kế hoạch nhập khẩu vacxin phòng dịch bệnh này và phương cách đối phó với khả năng xảy ra hiệu ứng phụ.

Sự thụt lùi về cải cách

Đảng Dân chủ đã tự đặt mình vào tình trạng “thụt lùi” so với những cải cách được đưa ra từ thời cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi giai đoạn năm 2001-2006, như tư nhân hóa lĩnh vực bưu điện và bãi bỏ quy định về thị trường việc làm – điều mà các nhà phê bình cho rằng đã khoét sâu thêm các khoảng cách về xã hội, thu nhập và khoảng cách giữa các địa phương.

Thủ tướng đắc cử Hatoyama sẽ công bố danh sách các vị trí chủ chốt của chính phủ liên minh giữa đảng Dân chủ của ông với Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Quốc dân mới trong ngày hôm nay.

Việt Hà
Theo Reuters

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm