1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

6 nước cùng quan tâm, Mistral có thể về Đông Nam Á

Theo tin mới nhất, có tới 6 nước châu Á đã bày tỏ sự quan tâm đến tàu sân bay trực thăng lớp Mistral mà Pháp không bàn giao cho Nga.

Danh sách các nước muốn mua Mistral ngày càng dài nhưng…ảo

Theo truyền thông Nga và phương Tây, hiện có 8 nước đang bày tỏ sự quan tâm đến 2 tàu sân bay Sevastopol và Vladivostock mà Pháp không bàn giao cho Nga, trong đó có 6 nước châu Á.

Ngoài những nước châu Phi và châu Mỹ như Brazil, Ai Cập, Canada, Cộng hòa Nam Phi, có tới 6 nước châu Á được truyền thông đưa vào danh sách này. Ngoài các đại gia có máu mặt ở châu Á như Ấn Độ, Saudi Arabia, UAE, 2 nước Đông Nam Á là Malaysia và Singapore cũng đã bày tỏ sự quan tâm.

Trước đó, một số nguồn tin không được kiểm chứng của Nga còn lôi cả Việt Nam vào trong sự việc này. Tuy nhiên, khả năng này gần như không bao giờ xảy ra.

Bản danh sách các nước muốn mua lại 2 tàu sân bay của Pháp do truyền thông phương Tây đưa ra ngày càng dài thêm, tuy nhiên, trong số các quốc gia này, không nhiều nước chủ động theo đuổi và thực sự mong muốn mua Mistral.

Canada là nước nằm ở vùng khí hậu băng giá, có điều kiện phù hợp nhất để sở hữu các tàu này. Tuy nhiên, ngay cả trong giai đoạn gay cấn nhất của tjhương vụ này, Pháp và các quốc gia NATO đã gợi ý khá nhiều lần nhưng không thấy chính phủ nước này đưa ra ý kiến gì.

6 nuoc cung quan tam, Mistral co the ve Dong Nam A

Bản danh sách khách hàng mua tàu Mistral đang ngày một dài ra

Cũng ở trong tình trạng tương tạ như Canada là các quốc gia như Brazil, Cộng hòa Nam Phi và Ấn Độ. Họ cũng bị truyền thông gán tên vào danh sách mua sắm nhưng trên thực tế những nước này chưa hề bày tỏ nguyện vọng mua cả 2 hay 1 chiếc trong số này.

Đầu tháng này, theo nguồn tin quân sự Nga, Moscow đã chủ động bật đèn xanh cho Pháp bán lại hai tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho Ai Cập và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Thông tin này đã được báo tờ Independent đã xác nhận và cho biết thêm Cairo và Abu Dhabi nằm trong số hơn 10 quốc gia đang theo đuổi vụ mua lại chiến hạm Mistral của Pháp, sau khi Nga và Pháp thống nhất chấm dứt hợp đồng mua bán được ký kết từ năm 2011, có tổng trị giá lên tới 1,2 tỷ euro.

Tờ Moskovsky Komsomolets trích dẫn một nguồn tin quân sự nói rằng Ai Cập đã thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đến việc mua lại một tàu sân bay Mistral với sự hỗ trợ tài chính từ một khoản vay của Nga, trong khi UAE cũng muốn sở hữu chiếc Mistral còn lại.

6 nuoc cung quan tam, Mistral co the ve Dong Nam A

Việc nằm gần Iran khiến UAE muốn tăng cường thực lực hải quân

Đây là một phương án tương đối khả thi bởi một điều khoản ràng buộc giữa Nga và Pháp là nước mua phải được sự đồng ý của Moscow và phải mua kèm gói trực thăng tấn công Ka-52K nên việc được Nga bật đèn xanh là một thuận lợi lớn.

Tuy nhiên, với giá thành mua sắm, sửa chữa tàu khá lớn cùng việc phải mua thêm trực thăng Ka-52K và trọn bộ vũ khí của nó, khả năng 1 nước mua trọn bộ 2 tàu là điều tương đối khó. Do đó, rất có khả năng các tàu Mistral sẽ được mua lẻ từng chiếc một.

Khả năng Mistral về châu Á tương đối cao

Hiện đã có 3 nước đã công khai bày tỏ sự quan tâm đến 2 con tàu này, điều thú vị này các quốc gia này đều ở châu Á, thậm chí có cả 2 nước ở đông nam Á, bao gồm Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Singapore và Malaysia.

Nga hay Pháp tung "tin vịt" về vụ Mistral? Nga khiến Pháp 'khó nuốt' trong thương vụ tàu Mistral

Mistral co the ve chau A, tham chi la dong nam A

Hải quân Malaysia muốn hiện đại hóa để đối phó với Trung Quốc trên biển Đông

Ngày 4-9, trang web quốc phòng nổi tiếng của Mỹ là Defense News dẫn tuyên bố của đại diện Chính phủ Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) cho biết, nước này muốn mua 2 tàu sân bay trực thăng “Mistral”, vốn được Pháp đóng theo yêu cầu của Nga.

Vị đại diện của chính phủ Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất xác nhận thông tin nước này chú ý đến việc mua tàu sân bay trực thăng hợp với yêu cầu phát triển lực lượng vũ trang của đất nước. Có "Mistral" trong hệ thống trang bị sẽ là rất tốt đối với lực lượng vũ trang nước này.

Với ngân sách quốc phòng được xếp vào hạng bậc nhất châu Á, lại nằm trong một khu vực đày rẫy bất ổn, tên vùng biển Persian có sự hiện diện của lực lượng hải quân khá mạnh của Iran nên UAE luôn muốn tăng cường thực lực của lực lượng hải quân. Do đó, nước này quan tâm đến Mistral là đương nhiên.

Trước đó, vào ngày 26-8, tin trên tờ báo Pháp La Tribune cho biết, một quốc gia đông nam Á có tiềm lực quân sự khá mạnh là Singapore đã cử một phái đoàn quân sự sang Pháp nghiên cứu khả năng mua lại tàu sân bay chở trực thăng loại Mistral.

Mistral co the ve chau A, tham chi la dong nam A

Singapore nằm trong khu vực eo biển Malacca, trọng điểm nối biển Đông với Ấn Độ Dương

Singapore có tiềm lực quân sự mạnh nhất đông nam Á, vũ khí của họ đã mua đều thuộc dạng “có số má”, hơn nữa nước này có truyền thống mua sắm các trang bị của Mỹ và châu Âu.

Việc nằm bên trong khu vực eo biển Malacca đầy rẫy cướp biển, là yết hầu nối biển Đông với Ấn Độ Dương khiến cho Singapore luôn đầu tư phát triển lực lượng hải quân hùng mạnh. Do đó, việc nước này muốn sở hữu thêm Mistral cũng không có gì là lạ.

Ngoài ra, tờ báo này cũng đưa tin là bộ trưởng quốc phòng nước này là ông Pháp Le Drian sẽ thảo luận việc bán một trong hai chiếc tàu sân bay chở trực thăng lớp Mistral đóng cho Nga trong chuyến thăm Malaysia vào ngày 30-8.

Là một quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông với Trung Quốc, với thực lực quân sự khá mạnh, nên khả năng nước này quan tâm đến các tàu đổ bộ lớp Mistral là điều hợp lý. Hơn nữa, việc mua các tàu này cũng tương đối phù hợp với chiến lược hiện đại hóa hải quân của Malaysia.

Theo những thông tin chính thống và nguồn tin đã được xác nhận, khả năng các tàu sân bay Mistral về với châu Á là điều khá cao, thậm chí nó có thể hiện diện tại đông nam Á.

Theo Thiên Nam

Đất Việt

6 nước cùng quan tâm, Mistral có thể về Đông Nam Á - 5