1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

5 thông điệp của Nga từ các động thái của nước này ở Syria

Một bài viết đăng trên tạp chí của Mỹ vừa giải mã 5 thông điệp mà Tổng thống Nga Putin muốn gửi cho thế giới từ động thái của Nga ở Syria.

Tạp chí National Interest (Mỹ) mới đây đăng nhận định của cây bút Nikolas Gvosdev về thế chủ động của người Nga trong ván cờ quốc tế hiện nay và các thông điệp mà Tổng thống Nga Putin muốn gửi cho thế giới trong bối cảnh Nga vừa gửi thêm quân nhân và thiết bị quân sự sang Syria:

5 thông điệp của Nga từ các động thái của nước này ở Syria - 1

Tổng thống Vladimir Putin. (Ảnh: Văn phòng Tổng thống Nga)

Thứ 1- Truyền thông phương Tây đã quá thổi phồng cái gọi là sự suy sụp của nước Nga. Nói cách khác, phương Tây đã quá vội vàng khi cho rằng với các lệnh trừng phạt của mình cộng với giá dầu giảm và kinh tế giảm tốc, điện Kremlin sẽ đứng bên bờ sụp đổ.

So với Mỹ, khả năng phóng chiếu sức mạnh của Nga ra toàn cầu là hạn chế hơn nhiều, nhưng việc Nga gửi lực lượng đến Syria cho thấy năng lực của Nga không phải là “vừa”. Kremlin đang bắn đi tín hiệu rằng họ muốn đóng vai trò tích cực hơn trong việc định hình chính sách ở khu vực Trung Đông chứ không chịu khoanh tay chấp nhận cách nhìn của người Mỹ về tương lai của khu vực này.

Thứ 2- Tổng thống Putin tuyên bố dứt khoát rằng ông không chấp nhận quan điểm mặc định của Mỹ cho rằng chỉ có việc loại bỏ các nhân vật như Tổng thống Syria Assad hay lãnh đạo Libya thì mới đem lại ổn định dài lâu cho Trung Đông.

Trong khi Mỹ và châu Âu đang tiếp tục tranh cãi về các bước đi tiếp theo thì Nga chuẩn bị hành động dựa trên đánh giá của riêng mình, đó là việc hỗ trợ trực tiếp cho chính quyền Assad về mặt quân sự trong cuộc chiến chống khủng bố IS là cách tốt nhất để chấm dứt xung đột ở đây.

Ông Putin đã liên tục chỉ ra rằng nếu mục tiêu của chính sách phương Tây là giảm dòng người tị nạn và giảm mối đe dọa của khủng bố Hồi giáo thì và Libya cho thấy việc lật đổ ông Assad rồi trông mong vào phe đối lập sẽ không thể giúp đạt được 2 mục tiêu nói trên.

Thứ 3- Nga ngày càng tự tin vào vị thế của mình ở Ukraine. Bạo lực ở Ukraine thời gian qua đã giảm. Đồng thời những khó khăn kinh tế, chính trị trong nội bộ Ukraine cho thấy sẽ không có đột phát lớn nào giúp củng cố “cách mạng Maidan” và đưa quốc gia này vào con đường chắc chắn hướng tới mục tiêu hội nhập sâu hơn vào thế giới châu Âu-Đại Tây Dương.

Thứ 4- Chính điện Kremlin mới là người vạch ra lằn ranh giới đỏ. Nga đã bày tỏ rõ quan điểm không khoanh tay để cho phiến quân hoặc lực lượng quân sự bên ngoài lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al- Assad. Với các quân nhân Nga hiện diện ở Syria và việc năng lực phòng không của được tăng cường đáng kể (với sự trợ giúp của Nga), phương Tây sẽ không dễ áp đặt vùng cấm bay với cái cớ bảo vệ người tị nạn, do điều này sẽ làm tăng nguy cơ đụng độ với các lực lượng Nga.

Thứ 5- Nga sẵn sàng đưa người vào Syria, trái ngược với việc Washington phải tất tả tìm sự đồng thuận và đồng minh tại chỗ để chống lại cả và ông Assad. Thực tế này bảo đảm với các đối tác của Nga rằng Moscow sẵn sàng giữ lời về các cam kết của mình dù có chịu tổn thất về vật lực, nhân lực và tiếng tăm. Một số nước Trung Đông không ưa Nga có thể sẽ phải xem xét lại và nhận ra rằng giải pháp ổn định có thể nằm ở Moscow chứ không phải Washington.

Quyết định của Tổng thống Putin phản ánh việc Nga đã tính toán kỹ: Những nguy cơ mà Nga phải đối mặt từ việc tăng cường can dự vào Syria vẫn nhỏ hơn so với các nguy cơ đe dọa lợi ích của nước Nga trong trường hợp Tổng thống Assad bị loại bỏ./.

Theo Trung Hiếu/VOV.VN (lược dịch từ National Interest)

5 thông điệp của Nga từ các động thái của nước này ở Syria - 2