1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 829:

Thương hai vợ chồng già thường xuyên bị con cho ăn... nắm đấm

(Dân trí) - Hơn 10 năm nay, cụ Cẩm làm đủ mọi việc nuôi hai đứa con tâm thần. Nhưng giờ cụ Cẩm chỉ còn đủ sức làm mỗi việc lột dừa mướn, tiền công cả ngày chưa đủ đong gạo và cụ đang lo nếu nằm xuống, ai sẽ lo cho hai đứa con ngây dại này.

Đến xã Lương Phú (huyện Giồng Trôm, Bến Tre) chúng tôi được anh Đào Văn Ngoan – Trưởng ấp 5 dẫn đến nhà cụ Võ Văn Cẩm (75 tuổi) – một hộ nghèo và khó khăn nhất xã. Dù tuổi già sức yếu, cụ Cẩm cố vắt hết sức đi hái dừa và lột vỏ dừa khô cho bà con trong xã, kiếm tiền đong gạo nuôi 2 đứa con tâm thần và cụ bà nay bệnh mai đau.

Vừa lột vỏ dừa, cụ Cẩm trò chuyện với chúng tôi, cụ kể vợ chồng cụ có đến 9 đứa con, 7 đứa lớn đều có gia đình, cuộc sống nghèo khổ, quanh năm đi làm thuê làm mướn như cụ hồi trẻ. Chính vì cuộc sống của các con “ngày đây, mai đó” nên cụ Cẩm không biết các con cụ bây giờ sống ở đâu. May lắm, dịp tết có 1,2 đứa về thăm hai cụ, cho ít trăm ngàn, xem như tiếp cụ lo cho hai em tâm thần.

Thương hai vợ chồng già thường xuyên bị con cho ăn... nắm đấm

Trước đây cụ Hương còn phụ với chồng lo việc chăm sóc cho anh Ẩn, chị Phấn nhưng lần té ngã mới đây cụ bị gãy tay, gia đình càng khó khăn hơn

Nói về bệnh tình của đứa con út Võ Văn Ấn (37 tuổi) cụ Cẩm cho biết lúc sinh ra anh Ẩn bình thường, nhưng đến năm 14 tuổi bỗng dưng phát bệnh nói nhảm hay đi lang thang ngoài đường. Trong mấy năm đầu, gia đình cụ Cẩm dồn tiền chạy chữa cho anh Ẩn nhưng bệnh tình càng lúc nặng hơn, gia đình kiệt sức hơn khi chị Võ Thị Phấn (41 tuổi) tiếp tục phát bệnh tâm thần khi mới nhận việc đúng 1 tuần.

Cụ bà Trần Thị Hương (74 tuổi) ngậm ngùi: “Gia đình khó khăn lắm nhưng vợ chồng tui nhịn ăn nhịn mặt cho con Phấn đi học sư phạm, hy vọng con nó có cái nghề, thoát khỏi cảnh đời làm thuê. Nào ngờ cháu nó ra trường, đi dạy đúng 1 tuần thì phát bệnh điên dại. Cấp trên cho cháu nghỉ việc, hỗ trợ được ít tiền, từ lúc đó hai vợ chồng tui làm chẳng kể ngày hay đêm để lo thuốc thang cho hai cháu! Nhưng “lực bất tòng tâm” chú ơi, tui lo nếu vợ chồng tui nằm xuống chẳng biết ai lo cho tụi nó!”

Hai cụ sợ nhất là những lần lên cơn của anh Ẩn, khi phát bệnh anh Ấn thường hay rượt đánh hai cụ, số lần nhập viện vì những cú đánh “trời ơi” của anh Ấn cụ Cẩm không sao nhớ hết. Bởi thế, phòng ngừa những ẩn họa có thể xảy ra, cụ Cẩm giấu hết các vật dụng sắt nhọn, như dao, búa… Thế nhưng gạch đá xung quanh nhà làm sao giấu hết được, bởi thế tay chân cụ Cẩm đến giờ vẫn còn mang thẹo hoài là vậy.

Thương hai vợ chồng già thường xuyên bị con cho ăn... nắm đấm

Ở cái tuổi 70, ông bà hàng ngày vẫn đối mặt với những nguy hiểm từ đứa con trai tâm thần. Nhưng là con mình ông bà không sao bỏ được!

Dù một tay bị dị tật, sức khỏe suy yếu cụ Cẩm vẫn cố hết sức đi lột vỏ dừa khô cho bà con trong xóm, tiền công cả ngày trời chỉ từ 15.000 – 20.000 đồng. Số tiền này chưa đủ mua 2kg gạo, gia đình thật sự khó khăn hơn khi cụ bà thường xuyên ngã bệnh vì chứng viêm đa khớp, cao huyết áp, nguy hiểm nhất là căn bệnh tim (hở van tim độ 2), … thay nhau hành hạ cụ Hương. Nhưng với tình cảnh hiện tại, cụ Cẩm chỉ biết đi hốt thuốc nam cho cụ Hương uống cầm chừng, chứ tiền công lột vỏ dừa không lo nổi cái ăn thì làm sao lo việc chữa bệnh.

Anh Đào Văn Ngoan – Trưởng ấp 5 chia sẻ: “Trước tình cảnh ngặt nghèo của cụ Cẩm bà con trong xóm đều nhờ cụ Cẩm làm để giúp cụ có ít tiền lo cho cụ Hương và hai đứa con tâm thần! Nói thật trước tình thương con và tính chịu khó của ông bà Cẩm, bà con trong xóm rất cảm phục, cầu mong các ân nhân biết đến, giúp hai cụ bớt vất vả trong những ngày tháng cuối đời!”

Chúng tôi ra tận ngõ, vẫn nghe tiếng la hét, đập tay uỳnh uỵch xuống bàn của anh Ẩn. Còn chị Phấn đứng lững thững ngoài sân, cưới nói ngay dạy, … bỗng bật khóc, nằng nặc đòi cụ Cẩm đưa đến lớp đi dạy học! Chúng tôi cảm thấy nặng lòng theo tiếng thở dài của cụ Cẩm. Cầu mong phép mầu sớm đến để gánh nặng trên vai cụ Cẩm được giảm đi phần nào sau hơn 70 năm vất vả, khổ tâm gồng gánh nuôi 2 con tâm thần.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 829: Ông Võ Văn Cẩm – số 73, ấp 5, xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

ĐT 01653 316.182 hoặc điện thoại chị Phương: 0982 945 494

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 
Ngô Nguyễn