Mã số 3842:
Thương gia đình 3 đứa con bỏ học vì quá nghèo, ngủ trong nhà chỉ sợ nhà sập
(Dân trí) - Vì gia cảnh quá nghèo mà 3 đứa con bà Tin phải bỏ học giữa chừng. Mỗi khi mưa gió đến, căn nhà chắp và bằng những miếng ván, tấm bạt... khiến gia đình bà Tin không dám ngủ vì chỉ sợ nhà sập.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Phú và bà Đinh Thị Tin (thôn Nam Thanh, xã Nam Đà, huyện Krông Nô) vào một ngày cuối tháng 8. Căn nhà nhỏ, tuềnh toàng, xơ xác, nằm trơ trọi, im ắng trên một bãi đất trống nhiều năm nay.
Bà Tin là người phụ nữ 51 tuổi, dáng vẻ lam lũ, lật đật mở chiếc cửa làm bằng tấm tôn rách, mời khách vào nhà. Trong căn nhà ngột ngạt và xập xệ ấy, tài sản quý giá nhất chỉ là chiếc ti vi màu được hàng xóm tặng lại gần chục năm trước. Trên tường, những tấm ván lâu ngày đã xộc xệch, rơi rụng đi nhiều để lộ những khoảng trống vừa một người chui qua.
Hai vợ chồng ông Phú nhìn mời khách chén trà đầy ái ngại khi trong nhà không có nổi một chiếc bàn uống nước. Ngồi lặng lẽ, bà Tin kể lại cuộc đời đầy trái ngang của gia đình mình khi bao năm nay vẫn luôn bị đói nghèo và bệnh tật đeo bám.
Hai ông bà là người cùng xã, do hoàn cảnh khó khăn nên ngày trước chỉ về ở với nhau chứ không cưới xin. Thế nhưng, chỉ được một thời gian, do gia đình anh trai sợ vợ chồng bà Tin chiếm đất của bố mẹ nên đuổi ra khỏi nhà. Vợ chồng bà Tin phải tìm ra bãi đất trống này dựng nhà ở tạm gần hai chục năm qua rồi lần lượt sinh ba người con.
“Căn nhà này cứ mỗi năm chắp vá thêm một ít. Ban đầu thì dựng bằng gỗ, bằng tôn xin lại của người ta. Năm nào dành dụm được ít tiền thì mua thêm gạch, xây lên dần dần. Đến nay, gần hai chục năm rồi, cũng gọi là căn nhà làm chỗ chui ra chui vào cho cả 5 người”, bà Tin nghẹn giọng, nhắc về nơi ở chưa đầy 40m2 của gia đình.
Cả căn nhà chỉ có duy nhất một phòng ngủ, được nối với gian bếp của đôi vợ chồng nghèo. Mấy ngày nay, đêm nào cũng mưa, hai vợ chồng bà Tin xin được mảnh bạt cũ của hàng xóm, che tạm chiếc cửa sổ chưa từng có cánh. Riêng gian bếp dột, bà Tin đành lấy bao bịt kín chỗ hở. Chỉ cần một vài trận mưa lớn, nước mưa đọng lại rồi đổ ập xuống làm ướt sũng cả nhà.
Người phụ nữ 51 tuổi không giấu được nỗi buồn khi gần 20 năm nay cả nhà chỉ có một mảnh đất bạc màu sau nhà, trồng 300 cây cà phê. Chẳng đủ cho 5 miệng ăn, bởi mỗi năm cũng chỉ thu được hơn chục triệu bạc, hai vợ chồng bà Tin quanh năm chỉ biết đi làm thuê, từ làm cỏ, hái cà phê cho đến phụ hồ.
Mấy năm nay, hai vợ chồng lại đau yếu nên cả ba đứa con đều bỏ học, đi làm để đỡ đần bố mẹ. Thế nhưng, đôi vợ chồng này bao năm chỉ ao ước, có ít tiền để sửa lại mái nhà, sửa lại gian bếp đã gần sập mà không biết kiếm đâu ra tiền.
“Hồi trước làm căn nhà này đều đi xin đồ cũ của người ta về làm, bao nhiêu năm phơi nắng, phơi mưa nên giờ mục nát quá rồi. Chỗ nào làm bằng gỗ thì đã mối xông hệt, còn tường gạch thì chưa có tiền tô chát nên ướt đẫm vì nước mưa thấm vào. Cứ hôm nào trời mưa thì bao nhiêu thau, chậu trong nhà là mang ra hứng nước từ mái nhà”, bà Tin kể.
Người phụ nữ dáng vẻ lam lũ, gương mặt hốc hác vì thiếu ngủ nói mà không dấu được sự lo lắng. “Mấy hôm trước, hai vợ chồng tôi đi làm cỏ thuê cho người ta, trời mưa mà không chạy về kịp. Về đến nhà, tấm bạt bị gió đập cho rách tả tơi, nước từ bên ngoài cửa sổ, từ trên mái nhà đổ thẳng vào nhà. Chăn gối, màn mùng ngập trong nước, hai vợ chồng với đứa út phải trải chiếu ra đất nằm ngủ tạm”.
Nói đến đây, giọng bà Tin run run, tay chỉ về phía mấy chậu nước góc nhà rồi nói chua chát: “Có đêm trời mưa, gió thốc từng cơn như muốn hất tung mái nhà, hai vợ chồng không dám ngủ vì sợ mái sập”.
Đầu năm nay, người con trai đầu của bà Tin đến tuổi đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, cũng là lúc sức khỏe của ông Phú yếu, cứ thơ thẩn không làm được việc. Cậu con trai út mới 14 tuổi đành bỏ học, theo người ta đi làm thuê khắp nơi trong huyện.
Nhắc đến con, bà Tin xót xa, bảo rằng thương cho đứa nhỏ, vì hoàn cảnh khó khăn mà không thể đến trường, phải lăn lộn ngoài đời nuôi bố mẹ.
“Hồi trước ba đứa đều cho đi học nhưng mỗi lần đóng học phí lại phải vay mượn hoặc xin thiếu thầy cô. Vì khó khăn quá nên nó nghỉ học hết. Thằng út cũng vừa học xong lớp 7 là nghỉ, mới theo người ta đi làm mấy hôm nay. Cứ sáng đi, tối muộn mới về nhà. Còn thằng thứ hai thì ở luôn chỗ làm, lâu lắm rồi nó không về nhà”, bà Tin nói.
Câu chuyện bỗng nhiên giữa chúng tôi và bà Tin bị gián đoạn khi đột nhiên ông Phú đứng bật dậy, lật đật đến chiếc quạt cũ của gia đình rồi loay hoay sửa chữa. Bà Tin đưa ánh mắt như ra vẻ bất lực: “Ông ấy sức khỏe yếu nên lâu nay chỉ ở nhà, tôi cũng phải ở nhà chăm sóc ông ấy. Thành ra, bây giờ gánh nặng đổ dồn lên vai của hai đứa nhỏ chưa tròn 17 tuổi”.
Chia sẻ về nguyện vọng của gia đình, bà Tin ngại ngùng cho biết, vì cuộc sống khó khăn ban nhiêu năm nay, dành dụm được vài đồng tính sửa lại căn nhà. Năm ngoái, con trai lại bị tai nạn nên số tiền dành dụm mang đi chạy chữa cho con rồi phải vay mượn thêm bên ngoài, đến nay vẫn chưa trả hết.
“Gần hết cuộc đời, chúng tôi chỉ dám ước có được vài triệu đồng để sửa lại mái nhà và mua tấm tôn về làm cánh cửa sổ để sống yên ổn dưới căn nhà này”, bà Tin nói giọng khẩn khoản.
Theo ông Phạm Ngọc Ánh, Chủ tịch UBND xã Nam Đà, hai vợ chồng bà Tin sức khỏe yếu, cứ khi trái gió là như bị trời hành, không thể sinh hoạt bình thường được. Thành ra chỉ những ngày nắng ráo hai vợ chồng mới đi làm thuê được. Cũng vì quá khó khăn nên cả ba người con của bà Tin đều phải nghỉ học sớm, đi làm thuê phụ giúp bố mẹ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 3842: Bà Đinh Thị Tin.
Điah chỉ: Thôn Nam Thanh, xã Nam Đà, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
Số ĐT của bà Tin: 0775.296.076
Hoặc ông Phạm Ngọc Ánh, Chủ tịch UBND xã Nam Đà.
SĐT của ông Ánh: 0967.311.579
2. Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0451000476889
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 0451370477371
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 129 0000 61096
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản : 2611 000 3366 882
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number : 2611 037 3366 886
Swift Code: BIDVVNVX261
Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;
Tel: (84-4)3686 9656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0721101010006
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Bao Dien tu Dan tri
Số TK: 0721101011002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206034036
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tải khoản VND: 6668882468
- Chi nhánh Hà Nội.
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.
Tel: 0239.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
Dương Phong