1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1950:

Thương cảnh hai mẹ con quanh năm chỉ lo... chạy thận!

(Dân trí) - Một tuần hai mẹ con có 6 lần chạy thận nhân tạo, ban đầu bệnh viện cho hai mẹ con cùng chạy một ngày. Mới đây, bệnh viện thay đổi lịch để chị Lê chạy thận ngày lẻ còn con gái chạy ngày chẵn.

Thương cảnh hai mẹ con quanh năm chỉ lo... chạy thận

Nhiều năm qua, những người dân sinh sống ở thôn Nội, xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội mỗi khi nhắc đến hộ gia đình anh Đạm chị Lê ai cũng tỏ lòng thương sót cho một gia đình quanh năm chỉ lo đi chạy thận.

Sinh ra và lớn lên cùng một miền quê, anh Nguyễn Văn Đạm và chị Trương Thị Lê đến với nhau như duyên trời đã định. Cuộc sống cứ êm đềm trôi đi khi anh chị có được một mái ấm riêng, anh Đạm hàng ngày ngoài việc đồng áng còn làm thêm nghề môi giới trâu bò. Chị Lê hàng ngày theo những người phụ nữ cùng thôn vào rừng hái chè lá để bán.

Cưới nhau sau vài năm, ba đứa con (hai gái một trai) lần lượt chào đời. Cứ tưởng cuộc sống giản dị sẽ theo anh chị cùng ba đứa con, không giầu sang nhưng cũng đủ để nuôi ba đứa ăn học đến nơi đến chốn.

Căn nhà trống vắng xây xong hàng chục năm nay nhưng chẳng có gì đáng giá, ngay cả tường vẫn bỏ không chưa được trát vữa. Toàn bộ tiền của làm lụng gom góp ngần ấy năm đã dùng để chạy chữa bệnh tật cho hai mẹ con.

anh-chay-than6

Khu vực trước đây anh chị dùng để mổ bò, nó bị bỏ hoang sau khi chị Lê và con gái lớn phải chạy thận một tuần 6 lần.

“Đầu năm 2011, tôi thấy có những biểu hiện lạ về sức khoẻ trong người. Ban đầu hai vợ chồng đều nghĩ chắc do mình làm lụng ham công tiếc việc ăn uống lại không được đầy đủ dẫn đến mất sức, rồi sinh ra ốm như thế. Nhiều lần thuốc thang tự mua, rồi nghỉ dưỡng nhưng sức khoẻ không tiến triển mà ngày một yếu đi, không thể làm lụng những việc nặng nhọc như trước nữa. Lúc đó mọi người trong gia đình mới đưa tôi lên Hà Nội khám bệnh”. Chị Lê chia sẻ.

Sau khi khám bệnh tại bệnh viện đa khoa Hà Đông khi có kết quả, anh chị như rụng rời chân tay, chị Lê bị suy thận ở cấp độ 3 thuộc cấp độ cao. Ngay lập tức chi được nhập viện  để chữa trị, trong năm đầu tiên số tiền chi trả cho bệnh viện lên đến cả trăm triệu đồng nhưng bệnh tình không khỏi. Bao nhiêu vốn liếng tiết kiệm, rồi những tài sản được cho là quý giá trong nhà lần lượt ra đi. Đến cuối năm  2011 chị bắt đầu phải chạy thận nhân tạo một tuần ba lần ở Viện y học cổ truyền TW.


Chị Trương Thị Lê, tuần ba lần đi từ nhà tới BV Y học cổ truyền trung ương để chạy thận nhân tạo.

Chị Trương Thị Lê, tuần ba lần đi từ nhà tới BV Y học cổ truyền trung ương để chạy thận nhân tạo.

Năn thứ 2, khi mua bảo hiểm y tế, tiền viện phí thuốc men đỡ được phần nào, nhưng những chi phí đi lại, ăn ở trong lúc nằm viện cũng tiêu tốn của chị 4, đến 5 triệu một tháng, không tính tiền sinh hoạt, đóng học cho con ở nhà. Đến năm thứ 3 khi mà gia đình quá khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, lúc này có bảo hiểm y tế của hộ nghèo chị được miễn phí toàn bộ viện phí.

Hai bên cánh tay của chị bị biến dạng do phải lấy ven để lọc máu hàng tuần.
Hai bên cánh tay của chị bị biến dạng do phải lấy ven để lọc máu hàng tuần.

Khó khăn chồng chất khó khăn, cứ tưởng những đứa con đang khôn lớn học giỏi từng ngày sẽ là động lực để chị vượt qua bệnh tật. Nhưng ai ngờ đứa con gái lớn của anh chị mới 16 tuổi (sinh năm 1999), đang theo học lớp 10 trường THPT Mỹ Đức B, (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cũng phải bỏ học sau khi gia đình cho đi khám bệnh. Cháu Nguyễn Thị Liên bị suy thận cấp độ 3, giống như mẹ.

Vốn là một người con gái ngoan ngoãn, lại có học lực khá, thời điểm hiện tại cháu Liên đang phải nghỉ học vì sức khoẻ không đảm bảo:

“Năm đầu tiên cháu học lớp 10, ngày nào cũng phải đạp xe đạp 7km để đến trường. Có lần cháu bị ngất trong lớp học rồi người nhà cho cháu đi khám bệnh ở bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ bảo cháu bị suy thận ở cấp độ 3, cấp độ nguy hiểm. Sau thời điểm điều trị ban đầu ở bệnh viện cháu có đến trường học lại nhưng cháu thấy sức khoẻ yếu quá, thầy giáo cũng khuyên cháu nên nghỉ ở nhà vì sức khoẻ không đảm bảo cho việc học hành”, cháu Liên cho biết.

 

Cháu Liên con gái lớn của chị Lê sinh năm 1999, hiện tại cháu phải nghỉ học vì không đảm bảo sức khoẻ học tập.
Cháu Liên con gái lớn của chị Lê sinh năm 1999, hiện tại cháu phải nghỉ học vì không đảm bảo sức khoẻ học tập.

Từ ngày cháu Liên bị bệnh giống chị, sau khoảng thời gian đầu tiên chữa trị ở bệnh viện Bạch Mai , hai mẹ con cùng chuyển về chạy thận ở Bệnh viên Y học Cổ truyển TW. Ban đầu bệnh viện họ cho hai mẹ con cùng chạy một ngày, một tuần ấn định vào ba buổi thứ 2,4,6. Sau một thời gian họ chuyển chị sang chạy ngày lẻ còn cháu Liên chạy thận ngày chẵn. Toàn bộ thời gian trong tuần chỉ để lo cho hai mẹ con đi chạy thận. Thời điểm hai mẹ con cùng chạy môt ngày lúc nào chị cũng phải dậy từ 5h sáng, quãng đường từ nhà ra đến bệnh viện khoảng 50km. Lúc đầu hai mẹ con còn phải trả tiền cước xe, nhưng khi nhà xe biết được hoàn cảnh của gia đình chị nên họ miễn phí cho hai mẹ con đi nhờ.

Hiện tại sức khoẻ của hai mẹ con rất yếu, ngoài những việc lặt vặt trong nhà ra thì không làm được gì. Công việc đồng áng phải nhờ người thân, hàng xóm, mấy sào ruộng cấy cũng chỉ để lấy gạo ăn chứ mong gì đến việc bán thóc gạo lấy tiền chữa bệnh.

Cuộc sống vất vả, chị thương anh nhưng vì sức khoẻ không thể làm lụng được gì, nhiều đêm nằm ngủ mà nước mắt rơi, không biết rồi nay mai sống chết ra sao. Chị lo cho hai đứa con còn lại không biết vài tuổi nữa nó có bị như mẹ và chị gái không?.

Để tiết kiệm thời gian nghỉ ngơi cũng như việc đi lại ăn uống đỡ tốn kém, hai mẹ con chị Lê đã thuê một phòng trọ ở tận Văn Điển, xóm trọ gồm nhiều người có cùng cảnh ngộ chạy thận như hai mẹ con chị.

Hàng ngày sau khi chạy thận ở bệnh viện chị bắt xe bus về phòng trọ, ở đây chị cùng với những người hàng xóm thường xuyên tham gia vào việc trồng cây rau mầm làm thức ăn cho một tổ chức cứu hộ chó mèo. Mỗi tháng nếu công việc đều đặn hai mẹ con cũng kiếm được tiền nhà.

Hai mẹ con thuê một phòng trọ ở xóm chạy thận dưới Thanh Trì, hàng ngày tranh thủ trồng rau mầm thuê cho một trung tâm cứu hộ chó mèo.
Hai mẹ con thuê một phòng trọ ở xóm chạy thận dưới Thanh Trì, hàng ngày tranh thủ trồng rau mầm thuê cho một trung tâm cứu hộ chó mèo.

Hiểu được hoàn cảnh của chị nên những người hàng xóm đồng cảnh ngộ cũng giúp đỡ, động viên hai mẹ con cố gắng chống chọi với bệnh tật.

Ở cái tuổi gần 40 anh Đạm chồng chị Lê già hơn nhiều so với tuổi, có lẽ vì lo toan cho cuộc sống gia đình. Trước khi hai mẹ con bị bệnh anh Đạm vẫn làm công việc mối lái bán bò. Hễ trong làng ngoài xóm ai có bò, bê cần bán anh dẫn khách đến mua, nếu thành công thì họ cho anh tiền dẫn mối. Sau đó với số vốn tích cóp được cộng vay thêm ngân hàng anh đã mua bò vả mổ bán thịt. Sau khi chị bị bệnh số tiền vốn liếng không còn cộng thêm khoản vay nợ ngân hàng không thể trả, cái lò mổ bò nay bỏ hoang.

Hàng ngày anh vẫn chạy ngược xuôi làm những việc như bốc vác thuê, ai nhờ vả gì anh đều làm tất miễn là có thêm đồng tiền trang trải cuộc sống gia đình, lo cho vợ con chữa bệnh.

“Nhiều khi nghĩ chẳng nhẽ bỏ quách đi cho xong nợ, mệt mỏi vất vả quá, nhưng vì sống với nhau cái nghĩa vợ chồng nó lớn lắm, rồi lại đứa con gái, cứ nghĩ mẹ nó bệnh tật thế rồi, nó lớn lên gia đình sẽ nhờ vả được chút ít, ai ngờ nó nó lại bị như mẹ nó...”. Anh Đạm bùi ngùi khi nhắc đến đứa con gái lớn.

Từ ngày bị bệnh sức khoẻ của chị yếu đi, không thể làm được việc nặng.
Từ ngày bị bệnh sức khoẻ của chị yếu đi, không thể làm được việc nặng.

Về phía bệnh viện Y học cổ truyền TW cho biết, trường hợp của hai mẹ con bệnh nhận Trương Thị Lê đã chạy thận ở bệnh viện từ lâu. Suy thận là bệnh mãn tính không thể chữa khỏi, nên hai mẹ con sẽ phải chạy thận suốt quãng đời còn lại. Hoàn cảnh thì hết sức khó khăn, cũng may có sổ hộ nghèo nên được miễn viện phí.

Tuy sức khoẻ yếu, nhưng chị vẫn cố gắng làm lụng để kiếm thêm tiền trả tiền phòng cho hai mẹ con.
Tuy sức khoẻ yếu, nhưng chị vẫn cố gắng làm lụng để kiếm thêm tiền trả tiền phòng cho hai mẹ con.

Ông Nguyễn Văn Thực trưởng thôn Nội xã Thượng Lâm cho biết hoàn cảnh của gia đình anh Đạm chị Lê là hết sức khó khăn về kinh tế. Ngoài việc lo tiền chữa bệnh cho chị Lê và đứa con gái lớn anh Đạm phải lo tiền học hành cho hai cháu nhỏ. Gia đình thuộc diện hộ nghèo trong thôn, hàng năm mỗi dịp tết đến cũng chỉ được hỗ trợ vài trăm nghìn theo quy định của nhà nước. Gia đình có sổ hộ nghèo nên được mua bảo hiểm y tế hộ nghèo nếu không thì không biết phải xoay như thế nào để có tiền chữa trị cho hai mẹ con.

Về phía chính quyền thôn cũng chỉ biết động viên chia sẻ về tinh thần. Hội phụ nữ cũng đã đi vận động bà con trong thôn đóng góp ủng hộ gia đình hai lần, mỗi lần chỉ được vài triệu bạc. Là xã thuần nông nên đời sống của bà con vẫn còn hết sức khó khắn nhà nhiều thì được năm chục một trăm, nhà ít thì mười, hai mươi nghìn đồng.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1950: Anh Nguyễn Văn Đạm và chị Trương Thị Lê, thôn Nội, xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 

Trọng Trinh