1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Nghệ An:

Thăm lại gia đình “Đồng đội ơi, cứu với": Ngày ấy - Bây giờ

(Dân trí) - “Trong lúc gia đình tôi khó khăn cùng cực nhất đã nhận được sự động viên chia sẻ cả về mặt tinh thần lẫn vật chất của các nhà hảo tâm, giúp gia đình vượt qua cơn hoạn nạn. Tình người trong lúc khốn khó ấy cả cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên”, bà Nguyễn Thị Tuyết vợ ông Hóa chia sẻ cùng PV Dân trí trong ngày trở lại.

"Đồng đội ơi, ngày ấy bây giờ"

Từ cơ cực trăm bề

Vào những ngày đầu tháng 12/2013, PV Dân trí tại Nghệ An nhận được điện thoại cầu cứu của gia đình ông Hóa và chúng tôi đã có mặt tại gia đình ông Hóa để tìm hiểu sự việc.

Ông Hóa năm 2013.
Ông Hóa năm 2013.

Ông Hóa ngày 28/11/2015, khi bà Tuyết đã bình phục và chăm sóc ông.

Ông Hóa ngày 28/11/2015, khi bà Tuyết đã bình phục và chăm sóc ông.

Bà Tuyết và chị Hoa năm 2013.
Bà Tuyết và chị Hoa năm 2013.

Trong cái buổi làm việc ngắn gọn đó, chúng tôi được biết, ông Lê Văn Hóa (SN 1952) đã từng tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam (tháng 1/1972). Kết thúc chiến tranh, ông Hóa trở về địa phương và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tuyết ít hơn mình 1 tuổi. Hạnh phúc cũng từ đó bắt đầu đơm hoa kết trái.

Tuy nhiên, cái ngày vợ ông Hóa sinh con thì mới hay biết mình đã bị nhiễm chất độc da cam do những năm tháng chiến đấu trong các trận mạc. Cũng từ đó, vợ chồng ông bà Hóa sinh 3 đứa con đều dị tật. Đó là cậu con trai Lê Văn Cường (SN 1980) đầu óc khá tỉnh táo nhưng 2 cánh vai sạ xuống, mỗi bên nổi lên hai cục xương tựa như người có 4 vai.

Căn nhà ông Hóa năm 2013 khi PV Dân trí tới viết bài.
Căn nhà ông Hóa năm 2013 khi PV Dân trí tới viết bài.

Và căn nhà ông Hóa được xây mới khang trang, sạch sẽ...

Và căn nhà ông Hóa được xây mới khang trang, sạch sẽ...

2 năm sau, bà Tuyết sinh thêm đứa con thứ 2, Lê Văn Việt (SN 1982). Việt sinh ra bình thường, lớn nhanh... Tuy nhiên, đến năm 13 tuổi, Việt bỗng dưng trở chứng, tính tình khác thường. Không lâu sau đó, cả người Việt cứ lắc lư như người bị bệnh thần kinh. Cũng từ đó, con đường học hành của Việt chính thức dừng lại.

 

Thăm lại gia đình “Đồng đội ơi, cứu với": Ngày ấy - Bây giờ - 6

Để tham gia chia sẻ và cập nhật sự ủng hộ của bạn đọc Dân trí dành cho các hoàn cảnh nhân ái, mời các bạn tham gia vào Fanpage Nhân ái của báo Dân trí trên mạng xã hội Facebook.

Những mong có đứa con lành lặn để sau này khi về già còn có đứa nuôi dưỡng, nâng đỡ nên năm 1984, bà Tuyết thêm một lần sinh hạ - lần thứ ba với đứa con gái chào đời chị đặt tên Lê Thị Hoa. Hoa ra đời rực rỡ như bông hoa đào chúm chím trước xuân ai cũng vui mừng. Niềm vui tràn ngập gia đình, anh chị nhìn con tràn trề hy vọng. Thế nhưng, tai họa lại ập đến, năm lớp 4, Hoa bỗng nhiên cứ đi như lao về phía trước rồi ngã ịch lúc nào không biết.

Ông Hóa năm 2013.
Ông Hóa năm 2013.
Ba cha con ông Hóa cuối năm 2013.
Ba cha con ông Hóa cuối năm 2013.

Dần dần, Hoa cứ liêu xiêu như người đi trong mưa bão và cuối cùng là chân tay run bần bật không cầm được cái gì rồi dẫn đến mất trí nhớ, hằng ngày chỉ biết la hét, nói cười không kiểm soát…

Trong khi nỗi bất hạnh của gia đình cựu chiến binh này khó có gia đình nào ở xứ Nghệ có thể “sánh kịp” thì tạo hoá lại khéo “trêu ngươi”. Thêm một lần nữa, tai hoạ lại đổ ập xuống gia đình ông Hóa như muốn xóa sổ đi gia đình đau khổ này trên cõi dương thế.


Anh Cường cùng em gái trong ngày gặp lại PV Dân trí (ảnh ghi lại vào ngày 28/11/2015)

Anh Cường cùng em gái trong ngày gặp lại PV Dân trí (ảnh ghi lại vào ngày 28/11/2015)


Cuối năm 2013, PV Dân trí đã trao khoảng 1,2 tỷ đồng bạn đọc ủng hộ qua Quỹ Nhân ái đến gia đình ông Hóa.

Cuối năm 2013, PV Dân trí đã trao khoảng 1,2 tỷ đồng bạn đọc ủng hộ qua Quỹ Nhân ái đến gia đình ông Hóa.

Trong một lần đi nhặt ve chai, bà Tuyết (trụ cột chính của gia đình lúc này) bị chiếc xe tải tông phải. Bà Tuyết được đưa vào BVĐK tỉnh Nghệ An cấp cứu. Tưởng chừng vụ tai nạn năm đó, cướp đi mạng sống của bà. Nhưng bằng nỗ lực của các bác sĩ, bà Tuyết đã được cứu sống nhưng buộc phải cắt cụt cánh tay phải. Nằm viện mấy tháng trời và gia đình phải vay mượn gần 60 triệu đồng thì mới cứu được tính mạng bà.

Còn với anh Cường, dù có bị lệch vai đi chút ít, nhưng đầu óc còn tỉnh táo nên được một người phụ nữ nghèo thương yêu lấy làm chồng. Ngày họ cưới nhau hai bên nội ngoại, làng xóm ai cũng vui mừng khôn xiết và đến nay, gia đình anh Cường đã có được 2 đứa con đang độ tuổi ăn học, lành lặn và phát triển bình thường.

Đến vượt qua bao hoạn nạn

Cứ nghĩ đến đoạn này, đối với gia đình ông Hóa, bà Tuyết xem như đã chấm dứt, thì PV báo điện tử Dân trí đã kịp thời phản ánh và được hàng trăm, hàng nghìn người Việt Nam trong và ngoài nước giúp đỡ chia sẻ.

Gia đình bà Tuyết, anh Cường tâm sự với PV Dân trí trong ngày trở lại thăm ông Hóa vào ngày 28/11/2015.
Gia đình bà Tuyết, anh Cường tâm sự với PV Dân trí trong ngày trở lại thăm ông Hóa vào ngày 28/11/2015.

 

Có thể nói, trong quãng thời gian ngắn khoảng vài tháng, gia đình ông Hóa được độc giả của báo Dân trí ủng hộ hơn 1,2 tỷ đồng. Số tiền trên cũng đã được PV Dân trí cùng chính quyền huyện Quỳnh Lưu và gia đình ông Hóa gửi tiết kiệm tại Ngân hàng.

Gần 2 năm trôi qua, chúng tôi trở lại thăm gia đình ông Lê Văn Hóa. Nhờ vào sự quan tâm giúp đỡ ấy của cộng đồng, gia đình ông Hóa đã vượt qua được cái thời khắc cùng cực nhất.

Hai năm trôi qua, chúng tôi trở lại thăm gia đình ông bà, căn nhà xập xệ tồi tàn trước đó của gia đình giờ được thay bằng một ngôi nhà mới khang trang sạch sẽ. Căn nhà được xây dựng cũng nhờ vào số tiền quyên góp ủng hộ của các nhà hảo tâm. Trong nhà cũng có đủ những đồ dùng cần thiết cả gia đình không còn phải chịu cảnh thiếu thốn trăm bề như trước nữa.

Bà Tuyết chăm sóc ông Hóa (Ảnh chụp ngày 28/11/2015).
Bà Tuyết chăm sóc ông Hóa (Ảnh chụp ngày 28/11/2015).
Anh Việt và bà Tuyết tâm sự cùng PV Dân trí trong ngày trở lại thăm gia đình (Ảnh ghi lại ngày 28/11/2015).
Anh Việt và bà Tuyết tâm sự cùng PV Dân trí trong ngày trở lại thăm gia đình (Ảnh ghi lại ngày 28/11/2015).

 

Nhưng cái “sắc mới” ấy cũng không khiến cuộc sống gia đình bớt khổ sở hơn, bởi căn bệnh vô phương cứu chữa vẫn đeo bám, bủa vây lấy những kiếp người khốn khó. Trong nhà ba con người (ông Hóa, anh Việt và chị Hoa) vẫn nằm la lết trên giường, dưới nền nhà. Duy chỉ có bà Tuyết sau những tháng ngày chữa trị, nay bệnh tình của bà đã đỡ hơn nhiều. Bà tự đi lại, tự chăm sóc bản thân, rồi còn giúp các con và chồng trong ăn uống.

“Trong lúc gia đình tôi khó khăn cùng cực nhất đã nhận được sự động viên chia sẻ cả về mặt tinh thần lẫn vật chất của các nhà hảo tâm, của báo Dân trí, giúp gia đình vượt qua cơn hoạn nạn. Cái tình người trong lúc khốn khó ấy cả cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên. Lúc đó nếu không có sự giúp đỡ của báo Dân trí, của mọi người thì không biết giờ đây số phận của cả nhà chúng tôi biết thế nào nữa”, bà Tuyết nghẹn ngào.

Bà Tuyết sau hai năm điều trị đã bình phục chịu mất một phần thân thể (Ảnh ghi lại ngày 28/11/2015).
Bà Tuyết sau hai năm điều trị đã bình phục chịu mất một phần thân thể (Ảnh ghi lại ngày 28/11/2015).

 

Hiện tại ông Hóa vẫn phải nằm liệt giường, hai người con là Lê Văn Việt và Lê Thị Hoa vẫn mang những di chứng nặng nề không thể đi lại được. Mọi sinh hoạt cá nhân đều dựa hoàn toàn vào sự chăm sóc của người anh trai cả Lê Văn Cường và người mẹ sau những tháng ngày điều trị bệnh.

“Bây giờ không còn phải chịu đói, chịu rét nữa nhưng bệnh tật của ông ấy và hai đứa con thì không có cách nào mà chữa trị được. Tôi cũng đã đưa các con đi nhiều bệnh viện nhưng người ta nói cũng không chữa được”, bà Tuyết nói trong nước mắt.

Để cải thiện thêm đồng ra đồng vào cho gia đình, anh Cường nuôi đàn vịt để bán.
Để cải thiện thêm đồng ra đồng vào cho gia đình, anh Cường nuôi đàn vịt để bán.
Gia đình ông Hóa nay khang trang, sạch sẽ từ ngõ vào trong nhà.
Gia đình ông Hóa nay khang trang, sạch sẽ từ ngõ vào trong nhà.

Còn anh Lê Văn Cường - con ông Hóa chia sẻ: “Gia đình chúng tôi xin cảm ơn báo Dân trí và độc giả của báo rất nhiều. Nếu không có báo Dân trí giúp đỡ, chắc gia đình tôi khó vượt qua cơn bĩ cực này. Đến nay, căn nhà tồi tàn kia đã được thay bằng căn nhà mới để cho bố mẹ, các em có được chỗ ở thoáng mát, rộng hơn. Giờ đây mưa gió không còn cảnh đưa thau hứng nước như trước nữa”.

Được nhìn thấy ông bà và các con có cuộc sống mới, dù vẫn còn đó trăm ngàn những khó khăn (chủ yếu là bệnh tật của ba con người ông Hóa, anh Việt và chị Hoa) nhưng gia đình không còn phải lo đến cái đói, cái lạnh khi mùa đông về, chúng tôi cũng cảm thấy lòng mình như được sưởi ấm. Đúng là cái tình người trong lúc khốn khó nhất đó là thứ ấm áp nhất, mà người ta không thể nào quên được.

Nguyễn Duy