1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 895:

Tết đến, chúng em chỉ mơ được một bữa no

(Dân trí) – Không có quần áo mới, không có phong bao lì xì, với Mùa và Cha, Tết đến các em chỉ mơ ước được ăn một bữa thật no bởi cả năm lúc nào cũng đói.

Bố mẹ mất hết rồi, chưa Tết nào con được ăn no cả

Nhìn cậu bé quần áo xộc xệch, ống thấp, ống cao vội vã đến trường trong cái rét căm căm của vùng cao, không ai khỏi chạnh lòng. Gương mặt hồn nhiên nhưng thoáng nét buồn, đến giờ ra chơi, em chỉ lặng lẽ ngồi một mình viết lên giấy điều gì đó. Cô giáo chủ nhiệm Phạm Thị Nga kể chuyện về học sinh “đặc biệt” này: Em tên là Trang A Mùa (Học sinh lớp 3 trường THCS  Dân tộc bán trú điểm trường Mù Thấp, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), bố mẹ mất từ lâu vì bị lũ cuốn. Sau đó em được anh trai cả đón nuôi nhưng người anh cũng không may qua đời cách đây không lâu nên Mùa đang ở với chị dâu Giàng Thị Da (bản Mông Đơ, xã Bản Mù) cùng 3 đứa cháu nhỏ.

Hết giờ lên lớp, em lại tranh thủ vào rừng kiếm rau ăn
Hết giờ lên lớp, em lại tranh thủ vào rừng kiếm rau ăn

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị dâu ngoài việc nuôi em Mùa, lại phải một mình quần quật làm việc để kiếm cái ăn cho ba đứa con nhỏ nên cả nhà thường xuyên bị đói. Em Mùa cả tuần lên lớp thì cũng phải có đến mấy ngày đói lả vì cái bụng trống trơn. Được nghỉ Tết, Mùa chỉ có mong ước được ăn cơm no nhưng không biết có thành sự thật không nên hàng ngày em cứ ngồi viết lên giấy điều ước đó.

Dẫn chúng tôi về nhà, đó là một căn chòi gỗ nhỏ nằm cheo leo giữa lưng chừng núi. Mùa kể chị dâu hôm nào cũng tối mịt mới về nhà, còn em ngoài giờ học lại tranh thủ lên rừng kiếm củi hoặc đi hái rau, măng. Dù mới học lớp 3 nhưng Mùa vừa có thể giúp chị công việc nhà, vừa trông đứa cháu còn đang học mẫu giáo. Trưởng bản Mông Đơ, Trang A Di cho biết : Dù mới nhỏ tuổi nhưng em Mùa rất ngoan, bố mẹ không may qua đời từ lâu, anh trai cả cũng không còn, hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên em rất chăm chỉ làm. Buổi sáng đi học, buổi chiều người trong bản đã thấy em đeo gùi đi kiếm rau ăn. Mọi người ai cũng thương Mùa nên hễ có quả chuối hay cái kẹo đều gọi cho em, nhìn cảnh thằng bé rơm rớm nước mắt mỗi khi nhận đồ người khác cho ai cũng không khỏi chạnh lòng thương xót.

Nhà thường xuyên bị đói, khiến em chỉ ước mơ được ăn một bữa ngon trong ngày Tết
Nhà thường xuyên bị đói, khiến em chỉ ước mơ được ăn một bữa ngon trong ngày Tết

Tết năm nay, Mùa chỉ có mơ ước được ăn một bữa có thật nhiều thịt bởi gần như cả năm chẳng bao giờ em được ăn. Đôi mắt buồn, trên lớp học em lại chăm chú viết từng dòng trên trang giấy trắng … “Tết rồi, con chỉ muốn được ăn một bữa thật no”

Đôi mắt buồn của cô bé không có cha, một mình nuôi mẹ ốm

Gần nhà em Mùa là em Trang Thị Cha (Học sinh lớp 5), hoàn cảnh gia đình của em khiến cả bản ai cũng thương. Bị chồng bỏ, nên mẹ của em là chị Trang Thị Dở phải một mình bồng bế đứa con gái duy nhất về bản Mông Đơ để dựng căn lều ở tạm. Nhưng cách đây 1 năm, không may mẹ của em phải đến viện và phải mổ nên sức khỏe yếu hẳn. Không nói được tiếng Kinh, khi tôi hỏi, chị chỉ biết chỉ vào bụng và ra hiệu cho biết là “đau lắm”. Thương mẹ, cô bé Cha hàng ngày học xong là chạy ngay về nhà lo cơm nước. Nhưng nhiều hôm trong nhà không có lấy một hạt gạo, em lại lật đật chạy xuống tận bản để đi vay. Nhìn cảnh con bé con một mình chăm mẹ ốm, ai cũng thương nhưng cả bản ai cũng nghèo như ai nên không giúp được nhiều.

Cô bé Cha giúp mẹ các công việc nhà từ khâu vá 
Cô bé Cha giúp mẹ các công việc nhà từ khâu vá 

Cô giáo chủ nhiệm của Cha, cho biết: “Ở lớp, Cha là học sinh ngoan, hiền lành và rất lễ phép. Nhiều hôm lên lớp thấy em ngồi khóc một mình, hỏi ra mới biết là nhà không còn gì ăn nên em thương mẹ đói”.

Hai mẹ con trước ngôi nhà tạm bợ được dựng nên của mình
Hai mẹ con trước ngôi nhà tạm bợ được dựng nên của mình

Mới 10 tuổi nhưng cô bé Cha hàng ngày đã thạo các công việc bếp núc và lên nương rẫy giúp mẹ. Khuôn mặt dễ thương và đôi mắt tròn long lanh, em đứng nép vào thành cửa tần ngần khi hôm nay nhà lại hết gạo. Hỏi về điều ước của em, Cha chỉ khe khẽ trả lời : “Cháu chỉ muốn thùng gạo nhà cháu lúc nào cũng đầy, không bao giờ hết gạo để mẹ con cháu không còn đói nữa”.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 895: Em Trang A Mùa Trang Thị Cha (Bản Mông Đơn, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái)

ĐT : Trang A Xà (anh trai Mùa) : 01293.250.713

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 045 100 194 4487 
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank: 
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 10 201 0000 220 639 
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 


Oanh Phạm

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm