1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Số phận của bà cụ muốn được chết

(Dân trí) - Khi nhà nhà được đoàn tụ bên mâm cơm gia đình trong những ngày xuân. Thì mình bà lẻ loi, hết nhìn vào di ảnh của chồng và bốn người con, rồi nhìn vào mâm cơm gia đình hàng xóm, mà “thèm” có được… một mâm cơm đạm bạc.

Số phận của bà cụ muốn được chết - 1

Sống trong sự cô quạnh nhiều lúc bà cháu chỉ biết khóc cho đỡ buồn.
 
Sinh được 5 người con, đáng ra bà phải được hưởng cái phúc con đàn cháu đống. Nhưng bây giờ, ở cái tuổi gần đất xa trời- 87 tuổi, bà Phan Thị Cháu (ngụ tại số nhà 41, đường Trần Huy Liệu, TP Huế) lại phải sống trong buồn khổ, cô đơn một mình giữa sự đông đúc của phố phường.

Trong căn nhà tối tăm ẩm thấp, sẽ chật chội nếu có một gia đình nhỏ sinh sống, nhưng ở hoàn cảnh của bà Cháu thì nó trống rỗng, thênh thang và lạnh lẽo. Thay vì tiếng nói cười của con, dâu, cháu thì chỉ là sự im lặng đến lạnh người: “Lâu lâu có ai thương tình đến cho tôi cân gạo, gói mì tôm rồi họ cũng về. Một mình nên tôi cũng chẳng có ai để chuyện trò, thành ra ai đi qua cứ tưởng nhà không có ai ở nhà. Tiếng là phố nhưng cô nhìn xem, xung quanh đây có nhà ai khá giả đâu, toàn là dân lao động kiếm sống bằng nghề xích lô, bán hàng rong… nên ai cũng tất bật kiếm sống cả”, bà Cháu tâm sự.

Quả thật, nhìn xung quanh những gia đình hàng xóm nhà bà Cháu thì toàn là… xích lô, quang gánh dựng đầy trước nhà. Tuy vậy, bà vẫn sống trong sự sẻ chia của bà con lối xóm.

Đang nói chuyện với tôi, chợt bà im lặng rồi miệng bà mếu máo khóc, nhìn lên bà thờ chồng và con, bà kể: “Ba đứa đầu thì chết lâu rồi, còn thằng thứ tư mới chết năm ngoái. Đứa thì bệnh tật không có tiền chữa trị, đứa thì rượu chè cả ngày rồi sinh bệnh mà chết. Còn đứa con gái út thì lấy chồng xa, trên miền núi, nó nghèo lắm. Cả năm về thăm tôi được có một, hai lần thôi. Sống mà thấy con cái mình như vậy đau lắm cô ơi, giờ tôi chỉ chông chết cho khỏe nhưng không biết lúc nào mới chết được”.

Nói xong, rồi bà chợt nhớ ra điều gì đó, người bà run run đi lùi lại phía sau bàn thờ, thấy vậy chúng tôi cũng hơi sờ sợ. Bà với tay bật bóng điện: “Xin lỗi cô, trời tối rồi mà tôi quên bật điện. Mấy năm nay mắt tôi gần như bị mù rồi, chẳng nhìn rõ cái gì cả. Sống một mình lại không tiền bạc, nên từ lâu đã mất đi thói quen bật điện mỗi khi trời trở tối”, bà giải thích.

Đã hơn 6 giờ mà bà vẫn chưa có cái gì vào bụng, tôi hỏi: tối rồi sao bà vẫn chưa nấu ăn?

Tôi nấu sáng nay rồi, nấu một lon gạo rồi ăn cả ngày luôn.

Vậy còn thức ăn, sức khỏe bà như vậy thì ai đi chợ cho bà?

Tiền đâu mà mua đồ ăn hả cô, lâu nay tôi ăn cơm với muối trắng quen rồi. Đến cơm gạo cũng do mọi người cho mới có cái ăn, được mọi người quan tâm, cho gạo để tôi nấu cơm ăn là tôi đã cảm ơn lắm rồi. Cũng chẳng dám nghĩ đến cá thịt làm chi.

Sống trong cái nghèo, cái buồn, cái khổ… nên người bà càng ngày càng khô quắt lại. Không những mắt mờ mà từ khi tiếp xúc với bà, lúc nào chúng tôi cũng thấy người bà run lên cầm cập vì bị bệnh, nhưng vì không có tiền khám bệnh, chạy chữa nên sức khỏe bà càng ngày càng yếu đi.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1. Phan Thị Cháu: số nhà 41, đường Trần Huy Liệu, TP Huế.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 
Email: quynhanai@dantri.com.vn

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm


* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331


VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269


Thiên Thư