1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1351:

Nỗi lòng người mẹ có một con bị điếc, một con bị ung thư máu

(Dân trí) - Chưa đầy 30 tuổi nhưng trông chị Phượng già hơn nhiều bởi nước mắt lúc nào cũng khóc vì hai đứa con. Đứa con đầu chuẩn bị vào lớp 1 nhưng bị điếc một bên tai không có tiền chữa, còn tính mạng đứa thứ hai bị đe dọa bởi căn bệnh ung thư máu.

Không giống như nhiều bệnh nhân nhi khác tại Viện huyết học và truyền máu TW, bé Phạm Trần Ngọc Diệp khiến chúng tôi không thể dời mắt bởi nét hồn nhiên và tinh nghịch cho dù trên tay lúc nào cũng giữ chặt mũi kim truyền. Chưa đầy 3 tuổi, nên em chưa biết đọc, cũng chưa biết viết nhưng ngày nào cũng thế, Diệp chỉ chơi quanh quẩn ở trước cửa phòng đọc sách để đợi các cô mở cửa là chạy ùa vào. Mỗi lần như thế, đôi mắt em tròn xoe, đáng yêu đến lạ, rồi lại vẫy vẫy đôi bàn tay bé xíu gọi mẹ ra chiều thích thú lắm.

Nét đáng yêu của Ngọc Diệp cho dù em đang phải truyền hóa chất vì căn bệnh ung thư máu.
Nét đáng yêu của Ngọc Diệp cho dù em đang phải truyền hóa chất vì căn bệnh ung thư máu.

Chị Trần Thị Minh Phượng (mẹ của bé Diệp) cho biết: “Cháu thích xem sách lắm rồi lại hỏi mẹ đấy là cái gì. Có những lúc nhìn thấy các anh chị lớn hơn tập vẽ, tập tô cháu cũng đòi mẹ mượn các cô cái bút chì để cầm rồi nghệch ngoạc trên giấy… Nhìn con lúc đó, chị đã nghĩ con không bị bệnh đâu em ạ”.

Giọng chị chậm rãi, miên man kể cho tôi nghe chuyện bé Ngọc Diệp với ánh mắt như “đong đầy hạnh phúc” bởi con ngoan và đáng yêu lắm. Nhưng rồi thực tại nhanh chóng kéo chị về với nỗi đau đến đứt ruột mà từ lâu chị đã cố tình quên. Bắt đầu từ tháng 9/2013, sau trận sốt kéo dài, chị đưa con lên viện khám thì bác sĩ báo tin dữ con bị ung thư máu phải cấp cứu luôn. Tin bệnh của Diệp như tiếng sét đánh bên tai bởi chị biết ung thư máu là đồng nghĩa với việc mang án tử mà thần chết sẽ gọi đi lúc nào không hay.

Em rất thích được vẽ cho dù những nét nghệch ngoạc không thành hình.
Em rất thích được vẽ cho dù những nét nghệch ngoạc không thành hình.
Sau những giờ truyền hóa chất, bé Diệp lại say sưa bên những cuốn sách như thế này ở bệnh viện.
Sau những giờ truyền hóa chất, bé Diệp lại say sưa bên những cuốn sách như thế này ở bệnh viện.

Căn bệnh khiến cho Diệp không còn được đi nhà trẻ mà phải bắt đầu làm quen với việc chọc tủy và những chai truyền hóa chất. Những tiếng con khóc thét rồi khản đặc đi vì đau đớn chị Phượng cũng đã quen, nhưng Ngọc Diệp của chị ngoan lắm bởi: “Cháu còn nhỏ nhưng mẹ dỗ là cháu ý thức cô ạ. Lúc nào đau quá, mẹ bảo lát dẫn vào phòng đồ chơi và phòng đọc truyện là cháu biết. Có lúc đau và khó chịu quá cháu cũng chỉ rơm rớm nước mắt thôi chứ không dám khóc to vì sợ mẹ dọa các cô đóng cửa phòng sách rồi không cho Diệp vào chơi nữa”.

Nghe chị Phượng kể chuyện, Diệp ra chiều nũng nịu rồi lại cúi mặt xuống hí hoáy tập tô, tập vẽ. Gương mặt em sáng ngời và nụ cười mãn nguyện khi được khen “Diệp vẽ đẹp lắm”. Đôi bàn tay bé xíu cầm cây bút chì còn khó, có lúc cọ cả vào mũi kim truyền làm em đau điếng, ấy vậy mà cô bé vẫn cứ say sưa cho đến tận tối mịt mới chịu về phòng. Có lẽ với em, bệnh viện và căn bệnh quái ác kia không là gì cả bởi sau đó em lại được chơi, được xem sách và nghe những câu chuyện cổ tích mẹ kể hàng ngày.

Sau những giờ truyền hóa chất, bé Diệp lại say sưa bên những cuốn sách như thế này ở bệnh viện.
Nỗi lo canh cánh về số tiền chữa trị cho bé Diệp, chị Phượng còn đau đáu nỗi lo cho con trai lớn là bé Bảo bị điếc ở nhà.

Con bệnh đã thế, trong lòng chị Phượng còn ngổn ngang thêm mối lo khi đứa đầu là bé Phạm Gia Bảo (5 tuổi) bị điếc đột ngột một bên tai. Nhớ lại những ngày con đi nhà trẻ nhưng lại không nghe được lời cô giáo dặn và tiếng gọi của bạn bè, chị Phượng xót xa: “Mỗi lần đi học về nhà cháu lại hỏi mẹ tại sao con không nghe được cô nói gì cả, ban đầu vợ chồng chị tưởng con mải chơi, mải nghịch nên không chú ý nhưng việc đó diễn ra trong nhiều ngày nên cho con đi khám, bác sĩ nói con bị điếc hoàn toàn bên tai phải và phía tai bên trái cũng đang có dấu hiệu tương tự. Ở bệnh viện, bác sĩ cũng hướng dẫn gia đình phải cho cháu cấy điện cực ốc tai mới có thể nghe được nhưng chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng, chị không thể có được em ạ”.

Công việc đi thu cước tiền điện thoại khiến chị không đủ sức để lo cho con.
Công việc đi thu cước tiền điện thoại khiến chị không đủ sức để lo cho con.

Dứt lời, nước mắt chị lại giàn giụa, nỗi đau và sự tủi thân thi nhau trào lên cùng một lúc khiến chị không cầm lòng được. Căn bệnh ung thư máu của Ngọc Diệp chị biết hi vọng sống rất mong manh nhưng: “Chị còn cách nào khác đâu ngoài việc đi vay tiền cho con lên viện truyền hóa theo lịch hẹn của bác sĩ. Còn thằng bé Bảo ở nhà, có lẽ cả đời này cháu chịu bị điếc vậy thôi em ạ vì thật sự anh chị không thể có tiền để chữa cho con”.

Hai vợ chồng với công việc làm thuê bấp bênh, chị Phượng nhận đi thu tiền cước điện thoại, còn anh Phạm Hoàng Phương (chồng chị) hàng ngày đi lái xe tải thuê, cố gắng lắm cũng chỉ đỡ được phần nào khoản tiền vay đi viện cho bé Diệp, còn căn bệnh của Bảo thì đành chịu vậy. Thương Bảo chuẩn bị vào lớp 1 với đôi tai không nghe thấy gì, ở bệnh viện đêm nào chị Phượng cũng khóc nhưng biết làm thế nào khác được khi sự sống của Diệp đang bị kéo ngắn lại từng ngày.

Công việc đi thu cước tiền điện thoại khiến chị không đủ sức để lo cho con.
Cuộc sống đang bị kéo ngắn lại của bé Ngọc Diệp bởi bố mẹ không đủ sức lo được tiền chữa bệnh cho con.

29 tuổi, cả gia tài chị Phượng có là 2 đứa con mà chị nâng niu, trân trọng và giữ gìn như báu vật nhưng sao ông trời nhẫn tâm khiến chúng không được “lành lặn” và “bình thường” như bao đứa trẻ khác. Ngồi ngoài hành lang bệnh viện, đôi mắt chị lại ướt nhẹp mơ hồ, sợ hãi về một ngày mai khi không còn đủ sức giữ bé Diệp bên mình và bé Bảo sẽ không còn được nghe bất kì âm thanh nào trong cuộc sống này nữa, cả kể tiếng khóc não nề của mẹ khi em gái không còn.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Chị: Trần Thị Minh Phượng và anh Phạm Hoàng Phương 
Tổ 9A, khu 3, phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.   

Số ĐT: 01686.442.767

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 045 100 194 4487 
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank: 
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 10 201 0000 220 639 
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Thiên Ân