Nỗi day dứt của người mẹ mù

(Dân trí) - Một buổi chiều mưa, bên căn nhà nhỏ người phụ nữ mù hai mắt vẫn ngồi ngóng bước chân của con trai... với nỗi lòng nặng trĩu. “Cả cuộc đời tôi chưa được thấy các con trưởng thành...”, có lẽ đó là điều day dứt nhất trong cuộc đời bà Hồ Kan Vừa.

 

Gửi lại đôi mắt nơi rừng sâu

 

Nghe tiếng dép loẹt quẹt hòa trong tiếng mưa của cơn mưa chiều xứ Huế, bà như phản xạ tự nhiên men theo bốn bức tường nhà ra cửa đón con trai. Sự hụt hẫng khi biết đó không phải là người bà mong đợi, nhưng rồi không cần biết là ai, chỉ cần có người là bà vui rồi. Tiếp chúng tôi bên một góc hè bằng đôi ba câu tiếng kinh bập bẹ, bà chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời nhức nhối của người mẹ sinh con mà không được nuôi con trưởng thành.

 

Năm 1961, theo tiếng gọi của Đảng, bà Kan Vừa tham gia du kích tập trung của huyện A Lưới. Tuổi thanh xuân của bà như gắn liền với tiếng bom, tiếng súng của giặc Mỹ xâm lược. Đến năm 1976 khi miền Nam hoàn toàn giải phóng cũng là lúc cuộc đời bà nhòe đi theo thời gian.
 
Nỗi day dứt của người mẹ mù  - 1

Góc hè là nơi duy nhất để bà Kan Vừa có thể nghe được tiếng bước chân của con đi rừng về.

 

Hòa bình vừa đến cũng là lúc chồng bà lâm bệnh chết để lại bà một mình nuôi 6 người con thơ dại. Trong một buổi đi rừng đốn củi, bà xuống một con khe múc nước rửa mặt. Sau khi rửa xong, đầu óc choáng váng, đôi mắt đỏ và sưng tấy bà gắng đi gần chục cây số về nhà, nước mắt ứa ra như người khóc. Một ngày, hai ngày mắt bà xẹp xuống, mất hết cả hai con ngươi. Sau bà mới biết chính dòng nước ấy trước đây đã bị nhiễm chất độc điôxin do Mỹ rải xuống.

 

Mẹ con nương nhờ hàng xóm

 

Cảnh nghèo thêm eo, có mẹ đã khổ, nay mẹ bị vậy nên đứa nào cũng gầy gò đói khát. Thương cho gia cảnh vợ góa chồng, con trẻ bơ vơ được vợ chồng ông Hồ Kan Lịch đưa cả 7 mẹ con về nuôi, lúc ấy ông đang là thiếu tá quân đội huyện đội A Lưới với đồng lương không đủ sống.

 

Trong khi đó, cả hai nhà gộp lại với 15 miệng ăn. Ngoài giờ làm trong quân đội hai vợ chồng ông Kan Lịch phải chạy vạy khắp nơi đi mót từng bông lúa củ khoai để có bữa ăn cho gia đình. Giờ đây các con của bà Kan Vừa đều đã có gia đình và ra ở riêng, tuy cuộc sống còn rất khó khăn nhưng bà chưa một lần trách móc các con của mình. Bà chỉ thấy buồn khi sinh ra các con mà chưa làm gì được cho chúng.

 

Câu chuyện kể còn dang dở bà lại hướng mắt ra đường lắng nghe tiếng bước chân của đứa con trai út Hồ Ven đang ở cùng bà. Bà nhẹ nhàng lau những giọt nước mắt cuối cùng rỉ ra qua kẽ mắt thở dài như trách móc bản thân mình “chỉ còn mỗi thàngVen bị mù một mắt, chưa có gia đình mà tôi cũng không nuôi nổi”.

 

Hồ Ven năm nay đã ngoài 30 tuổi nhưng chưa đầy 37kg. Mọi sinh hoạt của hai mẹ con chỉ trông cậy vào ánh sáng không chọn vẹn của anh. Công việc hàng ngày của anh Ven là lên núi đốn củi, bởi đó cũng là nguồn thu nhập chính để hai mẹ con ấm lòng trong trống vắng.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1. Bà Hồ Kan Vừa: thôn A Năm, xã Hồng Vân, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 
Email:
quynhanai@dantri.com.vn

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm


* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331


VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

 

Lê Văn Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm