Mã số 413:
Người đàn bà nhặt rác...
(Dân trí) – “Bây giờ còn thoi thóp thì cố gắng xin bác sĩ cho về đi để thêm mấy bữa nữa không có thuốc rồi bà ấy cũng chết, lúc đó lại tốn thêm cả chục triệu mới chuộc được xác về lấy đâu ra tiền.” Ông Kiện đau đớn “định đoạt” số phận của vợ mình.
Ngồi trước khoa Cấp cứu Hồi sức Chống độc người lớn những người thân của bệnh nhân Đặng Thị Thuận (58 tuổi) đang tìm cách để thuyết phục được bác sĩ cho bà về lo hậu sự bởi họ đã sức cùng lực kiệt.
“Mẹ em mới nhập viện có 7 ngày mà đã tốn gần 30 triệu, cả nhà em đều làm nghề nhặt rác, giờ mẹ lâm bệnh nặng đi vay mượn khắp nơi nhưng không được. Hai ngày nay bác sĩ kêu qua bệnh viện Chợ Rẫy mua thuốc nhưng cả nhà dồn lại chỉ còn được hơn 500 nghìn trong khi đó tiền thuốc hơn 1,5 triệu. Xin cho mẹ về thì bác sĩ không đồng ý vì họ bảo đang còn điều trị được… nhưng điều trị thì lấy đâu ra tiền.” Cô con gái đầu Cù Thị Mừng (19 tuổi) đưa tay gạt nước mắt nghẹn ngào.
Bà Thuận đang đứng giữa hai "cửa sinh tử" chỉ vì thiếu tiền
Trao đổi với BS Nguyễn Thành Nguyên – người trực tiếp điều trị cho bà Thuận được biết: “Bệnh nhân chuyển từ bệnh viện Đồng Nai đến khoa vào ngày 03/11 trong tình trạng uốn ván toàn thể nặng. Sau khi nhập viện bệnh nhân đột ngột bị tụt huyết áp, nhồi máu cơ tim do cơ thể suy kiệt. Chúng tôi đã tiến hành hồi sức điều trị tích cực nên bà Thuận tạm thời qua được cơn nguy kịch. Hai ngày gần đây tình trạng bệnh đang có diễn tiến tốt thì người nhà lại đến xin mang bà về lo hậu sự vì không đủ kinh phí cho việc điều trị.”
Mầm bệnh uốn ván nhiều khả năng đã xâm nhập và ủ bệnh trong cơ thể bà Thuận từ cách đây hơn một năm. Theo lời của bà Đặng Thị Tám – em gái bà Thuận và cũng là “đồng nghiệp” trên bãi rác Long Thành, Đồng Nai hơn 10 năm qua: “Hôm ấy chị tôi đang đi trên đống rác thì bất ngờ kêu lên, khi tôi đến gần thì đã thấy chiếc đinh gỉ sét đâm thấu qua dép xuyên lên lòng bàn chân. Mấy ngày sau đó vết thương sưng bầm đau nhức tôi hối chị đi bệnh viện nhưng chị nhất quyết không chịu vì sợ tốn kém.”
Cũng theo lời bà Tám với công việc bới rác thải để tìm phế liệu thường ngày cả gia đình bà phải dậy từ mờ sáng cào xới đống rác thải sinh hoạt hôi thối để nhặt nhạnh những gì còn sót lại có thể tận dụng được như giấy vụn, bao ni lông may mắn thì được thêm vài vỏ lon bia hay lon nước ngọt. Quần quật đào bới nhưng cả ngày mỗi người cũng chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng. “Biết là cực lắm nhưng tuổi đã lớn sức lại yếu nên không làm được những công việc nặng nhọc, muốn xin vào công ty làm việc nhưng chẳng nơi nào chịu nhận.” Bà Tám chua chát tâm sự.
“Bức tranh” toàn cảnh về cuộc đời khốn khổ của bà Thuận qua lời kể của bà Tám khiến người nhà của những bệnh nhân khác không cầm nổi nước mắt. “Anh Kiện là đời chồng sau của chị tôi bởi năm 26 tuổi chị đã có một đời chồng nhưng mới cưới được nửa năm thì chồng chị ấy lâm bệnh nặng rồi qua đời. Hơn 10 năm sau chị vẫn sống cuộc đời góa bụa. Rời Hà Nam Ninh vùng quê nghèo khó chị em tôi vào Nam sinh sống, lăn lộn làm thuê làm mướn khắp nơi cuối cùng chúng tôi trôi dạt về Đồng Nai tại đây chị đi thêm bước nữa với hy vọng sẽ có được nơi nương tựa lúc về già.”
“Sống trong cảnh khổ từ nhỏ nên có kiếm được đồng tiền chị cũng chẳng giám ăn giám mặc, khư khư tích cóp nhưng cũng không nuôi nổi hai đứa con ăn học vì thế cái Mừng và thằng Dũng đều sớm phải rời xa ghế nhà trường.” Mới lo cho đám cưới của đứa con gái chưa được bao lâu thì tai họa ập đến, bà Thuận bất ngờ đổ bệnh. “Hôm trước còn đi làm, hôm sau mẹ em kêu mệt nên đi mua thuốc uống. Uống thuốc xong một lúc mẹ em lên cơn co giật”, Cù Huy Dũng, cậu con trai của bà cho biết.
Cậu con trai nhỏ thó đã 17 tuổi nức nở khi được vào thăm mẹ
Bà được chuyển đến phòng khám tư, bác sĩ xem xong lắc đầu từ chối nên gia đình lại chuyển lên bệnh viện Đồng Nai. Tại đây sau khi thăm khám và điều trị hai ngày bà tiếp tục được chuyển lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM. Hơn một tuần nằm viện mấy triệu đồng bà tích cóp được từ trước đến nay đều đội nón ra đi. Gia đình chạy khắp nơi vay mượn cộng với sự giúp đỡ của bà con lối xóm được hơn chục triệu nhưng cũng chẳng thấm vào đâu vì hiện nay mỗi ngày việc điều trị cho bà phải tốn gần 3 triệu đồng. Không còn biết bấu víu vào đâu để lo cho kinh phí điều trị cho bà Thuận gia đình đành đến xin bác sĩ cho bà về lo hậu sự.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Bà Đặng Thị Thuận, khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc người lớn bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM ÐT: 0973.534.751 (gặp Cù Thị Mừng - con gái bà) 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331 |
Vân Sơn