Mã số 4093:
Người cha bươn chải quặn lòng độc thoại cùng con gái bốn năm ở bệnh viện
(Dân trí) - Mỗi lần được vào với con gái, anh lại thủ thỉ bên tai con: "Thùy Lâm của bố sắp khỏe rồi đấy, sắp được về nhà rồi....", mái tóc người cha đã bạc sau 4 năm cùng con lấy viện làm nhà.
Đã 4 năm nay, ngày nào anh Sơn cũng tranh thủ những giây phút ít ỏi được vào phòng cách ly thăm cô con gái đang nằm ở Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) rồi nắm tay con độc thoại.
"Thùy Lâm của bố sắp khỏe rồi đấy, sắp được về nhà rồi. Thùy Lâm hôm nay có được bác sĩ khen ngoan không con…?", những câu hỏi như chắt ra từ trái tim người cha mà không cần nhận được trả lời của cô gái yêu quý. Với anh, chỉ cần ánh mắt của con nhìn mình thế là đủ, thế là anh đã thấy lòng nhẹ bớt phần nào. Nhưng rồi bước chân người cha ấy như lết đi, loạng choạng ra khỏi phòng điều trị của con.
Người cha tội nghiệp ấy là Lê Xuân Sơn, (thôn Đoàn Kết, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Đã 4 năm, kể từ khi con gái Thùy Lâm đáng thương của vợ chồng anh mang căn bệnh hiểm nghèo "u nang hố sau" vào năm 2017, cha con anh đã phải lấy bệnh viện làm nhà.
Mỗi ngày trôi qua, anh đều tranh thủ làm tất cả những gì có thể ngoài những giờ vào chăm con gái để có tiền trang trải cuộc sống. Tối đến, anh lại trải tấm chiếu ở góc hành lang bệnh viện chợp mắt, những bữa ăn qua ngày chỉ là gói mì tôm, cái bánh mì hay lâu lâu được suất cơm từ thiện.
Chừng ấy thời gian đối mặt với nỗi đau đớn tinh thần khiến gương mặt anh trở nên phờ phạc, mái tóc điểm nhiều sợi bạc, đôi mắt thâm quầng…. tất cả hằn in quá nhiều những vất vả và nỗi đớn đau đến tột cùng, khó ai đoán người cha ấy mới chỉ ngoài 40 tuổi.
"Còn nỗi đau nào lớn hơn khi mỗi ngày, mỗi giờ phải chứng kiến con bị bệnh tật giày vò, con vẫn hiểu vẫn nghe nhưng không thể đáp trả và cũng không thể cử động, đau đớn xé ruột gan mà người làm cha, làm mẹ lại không thể làm gì. Đó là nỗi ám ảnh này cả đời tôi cũng không thể quên", nói đến đó, anh Sơn bật khóc.
Tưởng rằng 4 năm trôi qua, anh đã quen với nỗi buồn, chai lì với nỗi đau. Nhưng không, khi trò chuyện với chúng tôi, nhiều lần anh phải dừng lại, cố nén những giọt nước mắt trực trào nơi khóe mắt.
Anh bảo, anh biết rằng dù nằm bất động như thế, dù không nói được nhưng con hiểu hết vì thế trước mặt con lúc nào anh cũng phải kìm nén. Nhiều lúc thương con quá, tủi thân quá, anh lại chạy ra hành lang bệnh viện ngửa mặt lên trời cho nước mắt chảy ngược vào trong.
Anh kể, năm Thùy Lâm 4 tuổi, trong lúc đi học bị bạn bè trêu đùa xô ngã. Về nhà, thấy con kêu đau, chân tê và có những biểu hiện không bình thường. Anh có mang con đi khám nhưng không ra bệnh nên lại về nhà cho uống thuốc.
Thế nhưng, bệnh không những không tiến triển mà càng bị nặng hơn, con không còn cầm được các vật dụng đơn giản như thìa, bút. Anh mang con ra Hà Nội và được chỉ định phẫu thuật cho dù gia đình vẫn mơ hồ không biết con gái đã mắc căn bệnh gì thật cụ thể.
"Những bệnh nhân phẫu thuật cùng con chỉ trong khoảng thời gian nhất định thì cai được thở máy nhưng Thùy Lâm thì không. Tôi cứ chờ 10 tiếng, 20 tiếng rồi 1 tuần, 1 tháng….và cho đến nay đã 4 năm con nằm đó. Chỉ có thể níu kéo sự sống bằng những chiếc máy kia. Năm ấy, lần đầu tiên trong đời tôi cảm nhận rõ thế nào là đau đớn là bất lực", anh chua xót nhớ lại.
Thùy Lâm ở thêm 2 tháng ngoài Hà Nội thì cô bé được đưa về Bệnh viện Nhi Thanh Hóa nằm tại Khoa Hồi sức cấp cứu cho đến bây giờ.
Để có chi phí điều trị cho con và trang trải cuộc sống cho mình, những năm qua, anh Sơn phải tranh thủ những lúc không được vào chăm con thì bưng bê cơm cho các quán quanh bệnh viện rồi khi thì anh chạy xe ôm chở người nhà bệnh nhân.
"Có thời gian tôi làm thuê cho một quán cơm 6 tháng trời, buổi sáng cứ từ 8h đến tận 11 giờ trưa, buổi chiều thì 15h đến tận 19h tối nhưng cuối cùng họ không trả cho được đồng nào mà bảo chỉ cho cơm ăn và một chút cháo mỗi ngày cho Thùy Lâm. Nghĩ tủi thân lắm cô ạ.
Bây giờ, chủ yếu tôi chạy xe ôm cho người nhà bệnh nhân, rồi ai thuê gì thì làm nấy. Ngày có việc thì được 50 - 100 nghìn đồng, ngày thì không được đồng nào. Từ ngày con ngã bệnh đến nay, vay anh em họ hàng cũng gần 100 triệu đồng đến giờ vẫn chưa trả được. Mỗi tháng nằm viện ở đây, chi phí thuốc men ngoài bảo hiểm rồi trang trải cho mình cũng mất 2-3 triệu đồng.
Ở nhà vợ tôi làm giáo viên mầm non nhưng với đồng lương ít ỏi còn phải trang trải cho 2 con nhỏ ở nhà…", người cha nấc nghẹn, đôi mắt ầng ậc nước.
Anh xót xa khi kể rằng, đứa con thứ 2 sinh khi anh đưa Thùy Lâm đi phẫu thuật được 2 tháng, giờ mỗi lần về thăm, con không nhận bố, nó lạ lẫm không cho anh bế…
Bác sĩ Ngô Việt Hưng, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Thanh Hóa chia sẻ: "Bệnh nhân Thùy Lâm đã nằm ở Khoa 4 năm. 4 năm cô bé cùng bố đón Tết ở đây và họ xem nơi đây như là nhà của mình. Nhìn cảnh cha con anh ấy ai cũng ứa nước mắt. Cả ngày lao đi làm thêm, tối thì vật vờ ngủ lúc được lúc không, đến bữa ăn cũng bữa đói, bữa no. Hôm nào được nhận cơm từ thiện thì được ăn cơm còn không thì anh ấy ăn bánh mì.
Căn bệnh Thùy Lâm là "u nang hố sau" đã được phẫu thuật nhưng bệnh nhân liệt hoàn toàn, phụ thuộc vào thở máy, chăm sóc y tế, gần như không có hy vọng, chỉ là kéo dài thời gian.
Dù vậy, chưa bao giờ bố Thùy Lâm nghĩ sẽ bỏ cuộc trước tình trạng bệnh tình của con.
Khi mới về đây, Thùy Lâm lở loét nặng do nằm lâu nhưng anh chăm sóc, vệ sinh cho con rất cẩn thận. Bệnh của Thùy Lâm vẫn cần một số thuốc ngoài bảo hiểm chi trả cùng với chi phí trang trải cuộc sống nên anh đã lao đi làm, hết bán hàng đến phụ đưa cơm rồi làm xe ôm.
Các bác sĩ trong khoa biết hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cũng tạo điều kiện cho bố Thùy Lâm ra ngoài đi làm thêm, y bác sĩ thay nhau chăm sóc Thùy Lâm khi bố cháu không có ở bên".
Chiều nay, sau một ngày lao ra đường đi làm thêm, anh lại về ngồi bên con gái, nắm chặt tay con, lại độc thoại một mình, người cha ấy chỉ có một mơ ước, mỗi buổi sáng thức dậy vẫn thấy con ở đây, bình an…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4093: Anh Lê Xuân Sơn
Địa chỉ: Thôn Đoàn Kết, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
Hiện anh Sơn đang chăm con tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
ĐT: 0936.411.459
2. Báo điện tử Dân trí
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269