Mái nhà ấm tình thương!
(Dân trí) - “Em ước có một ngôi nhà. Ở đó, các bạn nhỏ khuyết tật như em được vui chơi, sống hòa nhập...”. Điều ước của bé Lê Thị Nhớ đã thành hiện thực, khi Trung tâm Phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa ra đời, trở thành mái nhà chung của 25 em nhỏ khuyết tật.
Xoa dịu vết thương khuyết tật
Hiện nay trên địa bàn xã Cam Nghĩa (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) có hơn 290 đối tượng khuyết tật. Hơn nửa trong số đó là nạn nhân của chất độc màu da cam. Làm sao để người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em, có cơ hội vươn lên, hòa nhập cộng đồng? Câu hỏi đó đau đáu trong trái tim nhiều tấm lòng nhân ái. Tháng 4/2008, Trung tâm Phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa ra đời, phần nào xoa dịu nỗi trăn trở ấy.
Mỗi bé khuyết tật của Trung tâm đều được xây dựng bài tập riêng phù hợp với thể trạng và loại tật.
Mỗi em nhỏ đến trung tâm phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa có một vóc hình, suy nghĩ... Nhưng, các em chung nỗi đau khuyết tật. Nhìn em Trần Thị Hồng (16 tuổi) từ từ đẩy chiếc xe tập đi, không ai ngờ em mắc bệnh bại não. Ngày bố mẹ cõng em đến Trung tâm, Hồng nằm một chỗ, cơ co cứng... Các cộng tác viên vất vả lắm mới giúp em ăn uống, đi vệ sinh. Sự chăm sóc và hướng dẫn tập luyện chu đáo của các cộng tác viên trong một năm ròng đã giúp Hồng có thể tự vận động. Cũng mắc căn bệnh giống Hồng, em Võ Thị Hồng Nhung đã có thể nhận biết màu sắc. Em Trương Xuân Quốc bước sang giai đoạn cao hơn: tập nói từng chữ, tập chào hỏi...
Các CTV của Trung tâm luôn ân cần chăm sóc từng bé mỗi khi các em bị đau nhức.
Trương Quang Hiệp -Hoàng Diệu Thông
Hiện nay trên địa bàn xã Cam Nghĩa (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) có hơn 290 đối tượng khuyết tật. Hơn nửa trong số đó là nạn nhân của chất độc màu da cam. Làm sao để người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em, có cơ hội vươn lên, hòa nhập cộng đồng? Câu hỏi đó đau đáu trong trái tim nhiều tấm lòng nhân ái. Tháng 4/2008, Trung tâm Phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa ra đời, phần nào xoa dịu nỗi trăn trở ấy.
Mỗi bé khuyết tật của Trung tâm đều được xây dựng bài tập riêng phù hợp với thể trạng và loại tật.
Mỗi em nhỏ đến trung tâm phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa có một vóc hình, suy nghĩ... Nhưng, các em chung nỗi đau khuyết tật. Nhìn em Trần Thị Hồng (16 tuổi) từ từ đẩy chiếc xe tập đi, không ai ngờ em mắc bệnh bại não. Ngày bố mẹ cõng em đến Trung tâm, Hồng nằm một chỗ, cơ co cứng... Các cộng tác viên vất vả lắm mới giúp em ăn uống, đi vệ sinh. Sự chăm sóc và hướng dẫn tập luyện chu đáo của các cộng tác viên trong một năm ròng đã giúp Hồng có thể tự vận động. Cũng mắc căn bệnh giống Hồng, em Võ Thị Hồng Nhung đã có thể nhận biết màu sắc. Em Trương Xuân Quốc bước sang giai đoạn cao hơn: tập nói từng chữ, tập chào hỏi...
Mỗi bước tiến của các em nhỏ khuyết tật tại Trung tâm phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa là một niềm vui nho nhỏ cho các cán bộ nơi đây. Khoảnh khắc em Lê Thị Nhớ (7 tuổi) chập chững những bước đầu tiên, chị Đinh Thị Hoa (mẹ em Nhớ) mừng đến trào nước mắt. Chị tâm sự: “Bố cháu bị lão hóa xương, chị gái cháu cũng đau ốm suốt... Lúc sinh cháu ra, tôi chỉ mong con khỏe mạnh, thế mà... May nhờ các cô ở Trung tâm giúp đỡ cháu được như hôm nay”. Bé Nhớ hôm nay đã tập đi được, cô bé vui tươi khác hẳn hồi mới vào Trung tâm.
Các trường hợp chậm phát triển trí tuệ như: em Trần Thị Hậu, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Tình... đều được áp dụng bài tập phù hợp. Hầu hết trẻ khuyết tật đến Trung tâm phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa đều có tiến bộ nhất định sau một thời gian tập luyện. Đến trung tâm, các em còn được hưởng chế độ cấp dưỡng 15.000 đồng/người/ngày.
Người hàn gắn vết thương
Sáng nào, chị Nguyễn Thị Thương, Lê Thị Quýt, Lê Thị Bình (cộng tác viên) cũng tất bật dọn dẹp trung tâm và đón các cháu. Cộng việc đòi hỏi các chị vừa là mẹ, cô... vừa là bác sĩ, chuyên viên tâm lí..., thậm chí đảm nhiệm luôn trọng trách lao công.
Mỗi em nhỏ tại Trung tâm phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa mang một dạng khuyết tật, tâm tính, hoàn cảnh... khác nhau. Việc lo lắng cho các em từ A đến Z quả không đơn giản. Anh Lê Văn Phương (Phụ trách trung tâm) bộc bạch: “Để các cháu được phục hồi tốt, chúng tôi phải sắp xếp một thời gian biểu hợp lí, có chế độ tập luyện, ăn uống... phù hợp với mỗi cháu.”.
Các trường hợp chậm phát triển trí tuệ như: em Trần Thị Hậu, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Tình... đều được áp dụng bài tập phù hợp. Hầu hết trẻ khuyết tật đến Trung tâm phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa đều có tiến bộ nhất định sau một thời gian tập luyện. Đến trung tâm, các em còn được hưởng chế độ cấp dưỡng 15.000 đồng/người/ngày.
Người hàn gắn vết thương
Sáng nào, chị Nguyễn Thị Thương, Lê Thị Quýt, Lê Thị Bình (cộng tác viên) cũng tất bật dọn dẹp trung tâm và đón các cháu. Cộng việc đòi hỏi các chị vừa là mẹ, cô... vừa là bác sĩ, chuyên viên tâm lí..., thậm chí đảm nhiệm luôn trọng trách lao công.
Mỗi em nhỏ tại Trung tâm phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa mang một dạng khuyết tật, tâm tính, hoàn cảnh... khác nhau. Việc lo lắng cho các em từ A đến Z quả không đơn giản. Anh Lê Văn Phương (Phụ trách trung tâm) bộc bạch: “Để các cháu được phục hồi tốt, chúng tôi phải sắp xếp một thời gian biểu hợp lí, có chế độ tập luyện, ăn uống... phù hợp với mỗi cháu.”.
Các CTV của Trung tâm luôn ân cần chăm sóc từng bé mỗi khi các em bị đau nhức.
Những ngày đầu đến trung tâm, nhiều em nhỏ “quần” các chị đến tội. Em Trần Thị Hồng mắc bệnh bại não, chân tay co cứng. Cô bé 16 tuổi còn nặng hơn 40kg... Mỗi lần đi vệ sinh, 2, 3 chị phải xắn tay phụ giúp em. Nhiều lần bị Hồng đấm đạp nhưng các chị vẫn lo cho em ngày này sang tháng khác. Hay như em Nguyễn Thị Linh, Nguyễn Văn Tiến... lúc mới vào chẳng chịu ăn uống, lúc nào cũng rơm rớm nước mắt đòi về nhà. Mất gần một tháng, các cộng tác viên mới thân quen các em như mẹ - con. Chị Nguyễn Thị Thương (Cộng tác viên) tâm sự: “Các em đến đây vốn chịu mất mát nhiều rồi. Các em có hành đến đâu, mình cũng phải thông cảm...”.
Còn đó nỗi trăn trở
Mỗi ngày thấy nụ cười nở rạng trên môi các em nhỏ khuyết tật tại Trung tâm phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa, lòng các cộng tác viên lại đau đáu nghĩ đến số người khuyết tật trên địa bàn. Xã Cam Nghĩa có hơn 290 đối tượng khuyết tật.
Nhưng, số người thuộc diện phục hồi chức năng tại trung tâm chỉ gói gọn trong con số 25. Anh Lê Văn Quyến (phụ trách chuyên môn) khẽ tâm sự: “Quy mô Trung tâm phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa đáp ứng nhu cầu của 25 đối tượng khuyết tật còn khó. Ước gì...”. Khắc phục khó khăn ấy, các anh chị phải đến những gia đình có người khuyết tật trong xã bày vẽ cách tập luyện, chế độ dinh dưỡng... Đồng thời, mỗi thành viên tại Trung tâm luôn ý thức, động viên các gia đình tạo điều kiện giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
Cơ sở vật chất tại Trung tâm phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa còn thiếu thốn. Dụng cụ tập luyện ít ỏi, các em tự khắc phục bằng cách thay phiên nhau luyện tập. Nhìn cảnh các em thiếu thốn, nhiều lần các anh chị rơm rớm nước mắt. Ai cũng ao ước: “Một ngày không xa các em sẽ có các dụng cụ tập luyện phong phú, phù hợp với dạng khuyết tật...”.
Trải bao khó khăn, suy nghĩ của các anh chị vẫn “nghiêng hết” về các em nhỏ khuyết tật. Không ai than vãn chuyện trợ cấp ít ỏi, thái độ kém thiện cảm của một vài phụ huynh... Từ bao giờ, các anh chị đã trở thành người mẹ, người cha trong mái nhà ấm tình người!
Còn đó nỗi trăn trở
Mỗi ngày thấy nụ cười nở rạng trên môi các em nhỏ khuyết tật tại Trung tâm phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa, lòng các cộng tác viên lại đau đáu nghĩ đến số người khuyết tật trên địa bàn. Xã Cam Nghĩa có hơn 290 đối tượng khuyết tật.
Nhưng, số người thuộc diện phục hồi chức năng tại trung tâm chỉ gói gọn trong con số 25. Anh Lê Văn Quyến (phụ trách chuyên môn) khẽ tâm sự: “Quy mô Trung tâm phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa đáp ứng nhu cầu của 25 đối tượng khuyết tật còn khó. Ước gì...”. Khắc phục khó khăn ấy, các anh chị phải đến những gia đình có người khuyết tật trong xã bày vẽ cách tập luyện, chế độ dinh dưỡng... Đồng thời, mỗi thành viên tại Trung tâm luôn ý thức, động viên các gia đình tạo điều kiện giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
Cơ sở vật chất tại Trung tâm phục hồi chức năng xã Cam Nghĩa còn thiếu thốn. Dụng cụ tập luyện ít ỏi, các em tự khắc phục bằng cách thay phiên nhau luyện tập. Nhìn cảnh các em thiếu thốn, nhiều lần các anh chị rơm rớm nước mắt. Ai cũng ao ước: “Một ngày không xa các em sẽ có các dụng cụ tập luyện phong phú, phù hợp với dạng khuyết tật...”.
Trải bao khó khăn, suy nghĩ của các anh chị vẫn “nghiêng hết” về các em nhỏ khuyết tật. Không ai than vãn chuyện trợ cấp ít ỏi, thái độ kém thiện cảm của một vài phụ huynh... Từ bao giờ, các anh chị đã trở thành người mẹ, người cha trong mái nhà ấm tình người!
Trương Quang Hiệp -Hoàng Diệu Thông