“Không ngờ anh Dũng lại đi nhanh đến vậy”
(Dân trí) - Không thể cưỡng lại trước số phận, anh Phan Văn Dũng, nhân vật trong bài viết “Cái tết buồn của người cha sắp qua đời”, đã qua đời trong sự nuối tiếc của người vợ trẻ và những cái nhìn thơ ngây của hai đứa con trai thơ dại.
Trên chiếc bàn thờ còn nghi ngút hương khói, hình ảnh người đàn ông trẻ này đã làm tôi xao xuyến nỗi lòng. Vợ anh, chị Na tâm sự trong nước mắt: “Tôi không ngờ anh lại ra đi nhanh đến vậy, mới hôm rồi còn nói với tôi rằng sau khi lành bệnh sẽ cố gắng làm ăn nuôi con. Vậy mà… tôi không thể ngờ được”. Cái chết của anh quá đột ngột đối với chị, bao nhiêu lo toan, vất vả bây giờ đè nặng trên đôi vai của người đàn bà góa bụa này.
Bây giờ,chị phải làm việc gấp 2, gấp 3 lần trước để kiếm tiền nuôi con. Buổi sáng, chị phải dậy 5 giờ để đẩy xe mì đi bán khắp hang cùng ngỏ hẻm để kiếm 20.000 đồng. “ Cuộc sống bây giờ làm ăn khó lắm cô ơi, kiếm được mấy chục ngàn rồi chi tiêu cũng không đủ cho chúng ăn học”, giọng chị buồn buồn kể.
Bây giờ,chị phải làm việc gấp 2, gấp 3 lần trước để kiếm tiền nuôi con. Buổi sáng, chị phải dậy 5 giờ để đẩy xe mì đi bán khắp hang cùng ngỏ hẻm để kiếm 20.000 đồng. “ Cuộc sống bây giờ làm ăn khó lắm cô ơi, kiếm được mấy chục ngàn rồi chi tiêu cũng không đủ cho chúng ăn học”, giọng chị buồn buồn kể.
Ba mẹ con chị đau buồn khi đứng trước di ảnh của chồng mình.
Hai đứa con của chị nó còn quá nhỏ để hiểu nỗi đau này, em Phan Nhật Quốc đến giờ vẫn chưa biết được là ba mình đã mất. Chị Na lại nước mắt lưng tròng: “Mấy hôm nay nó cứ hỏi ba nó suốt, ba đi đâu mà không thấy về hả mẹ?... mỗi lần nó hỏi vậy tôi chỉ biết ôm con mà khóc?”
Không có tiền, chị phải vay mượn bà con hàng xóm để lo đám tang cho chồng, mọi người thương tình góp vài chục nghìn.
Ước mơ sao cho chồng khỏi bệnh để cùng nhau nuôi con khôn lớn của chị đã không thành. Lúc trước còn có anh, hai vợ chồng cực khổ nuôi con thế nào còn có nhau, an ủi qua ngày. Bây giờ, anh đã ra đi, chị chỉ biết nuôi con, lo cho con khôn lớn mà thôi, “ tôi sẽ cố gắng nuôi con, cực mấy cũng chịu được, miễn chúng thành người là tôi mừng lắm rồi”, chị tâm sự.
Năm nay chính là năm chị đón tết buồn nhất, những kỷ niệm của anh và gánh nặng cơm áo trên đôi vai chị sẽ là chuỗi ngày tháng mà chị phải gồng gánh trong cuộc đời còn lại. Tôi hy vọng rằng, chị sẽ biết vươn lên trên số phận của mình.
Không có tiền, chị phải vay mượn bà con hàng xóm để lo đám tang cho chồng, mọi người thương tình góp vài chục nghìn.
Ước mơ sao cho chồng khỏi bệnh để cùng nhau nuôi con khôn lớn của chị đã không thành. Lúc trước còn có anh, hai vợ chồng cực khổ nuôi con thế nào còn có nhau, an ủi qua ngày. Bây giờ, anh đã ra đi, chị chỉ biết nuôi con, lo cho con khôn lớn mà thôi, “ tôi sẽ cố gắng nuôi con, cực mấy cũng chịu được, miễn chúng thành người là tôi mừng lắm rồi”, chị tâm sự.
Năm nay chính là năm chị đón tết buồn nhất, những kỷ niệm của anh và gánh nặng cơm áo trên đôi vai chị sẽ là chuỗi ngày tháng mà chị phải gồng gánh trong cuộc đời còn lại. Tôi hy vọng rằng, chị sẽ biết vươn lên trên số phận của mình.
Linh Phương