1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 3579:

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi

(Dân trí) - Những tấm liếp tre được đập dẹt ra đã bị mối mọt, những khe hở thông thống… đó là bức tường để che mưa gió của lớp học dành cho hàng chục em nhỏ vùng núi của tỉnh Bắc Kạn trong những ngày đông giá rét mà chúng tôi cũng cảm thấy lạnh run người.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 1

Hình ảnh các em nhỏ trường mầm non Khuổi Khí, hàng ngày phải học trong lớp học xập xệ. (Ảnh, các cô giáo điểm trường chụp gửi báo Dân trí).

Những ngày đông vừa qua, nhiệt độ ở vùng núi có nơi lạnh xuống chỉ còn hơn chục độ. Hình ảnh về hàng chục em nhỏ mầm non ngồi trong lớp học lộng gió tại điểm trường Khuổi Khí (thôn Khuổi Khí, xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn) được các cô giáo gửi về báo Dân trí khiến chúng tôi không khỏi nao lòng.

Tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần chúng tôi tìm về điểm trường mầm non Khuổi Khí. Đại tá Dương Văn Tính, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn nói với chúng tôi rằng, Bắc Kạn là tỉnh miền núi được tách ra từ tỉnh Bắc Thái (cũ), cuộc sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là huyện Pắc Nặm, là một huyện phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn được tách ra từ huyện Ba Bể có địa giới giáp với tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang. Người dân nơi đây chủ yếu là dân tộc Dao, Tày, Mông, Sán Trí…con em là người dân tộc nhưng rất hiếu học.

Bí Thư thôn Khuổi Khí Bàn Chàn Pyao, mong muốn các em nhỏ được học trong phòng học kín đáo để tránh mùa đông giá rét.

Từ thành phố Bắc Kạn, chúng tôi mất 2 tiếng đồng hồ với cung đường quanh co sườn núi để vào tới thị trấn huyện Pắc Nặm. Các cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Pắc Nặm tiếp tục dẫn chúng tôi về tới điểm trường mầm non Khuổi Khí nằm chênh vênh trên sườn núi. Chiếc xe gầm cao chở chúng tôi vừa “hụp” qua con suối đi được một đoạn thì phải dừng lại vì đường vào khó khăn.

Chúng tôi tiếp tục được “tăng bo” bằng những chiếc xe máy của người dân trong bản trên những cung đường ngoằn ngoèo như sợi dây thừng vắt vẻo ngang sườn núi.

Có đoạn xe chúng tôi phải vượt qua con suối trên cây cầu được ghép lại bởi 6 chiếc cột điện. Tài xế chỉ cần sơ xảy thì ngay lập tức có thể trượt bánh quăng mình xuống suối. Điểm trường Khuổi Khí nằm chênh vênh ngang sườn núi còn cao hơn cả ngọn cột điện đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Lúc này, tai chúng tôi bị ù lại khi phải lên tới độ cao cả nghìn mét so với mực nước biển.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 2

Để tránh gió lùa, các cô giáo trong trường phải khắc phục bằng cách mua bạt về quây quanh những tấm liếp che. (Ảnh chụp do cô giáo gửi).

Thẳng cổng trường chúng tôi nhìn vào là một gian nhà xập xệ, tồi tàn đến mức không thể tưởng tượng, nếu không có tấm biển ghi “Nhà bếp” được treo trước cửa thì không ai nghĩ đó là nhà bếp dành cho hàng chục em nhỏ mầm non và các cô giáo nơi đây vẫn sinh hoạt hàng ngày.

Bên cạnh nhà bếp có một gian nhà cấp 4 đổ mái bằng và một nhà vệ sinh có vẻ chắc chắn khang trang hơn. Theo các cán bộ chiến sĩ Công an đi cùng, gian nhà đó ngày xưa là của một tổ chức dự án nước ngoài. Sau khi họ hoàn thành công trình và rút đi đã để lại ngôi nhà thì chính quyền địa phương dùng luôn cho các em học sinh và thầy cô giáo.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 3

Khu vui chơi của các em trên sân đất, ngày khô ráo các em có thể chơi được chứ ngày trời mưa thì đi bộ không bị ngã đã là may mắn lắm rồi. (Ảnh chụp do cô giáo gửi)

Có lẽ, đó cũng là ngôi nhà chắc chắn và “sang trọng” nhất của thôn Khuổi Khí, nhưng cũng chỉ đủ dùng cho khoảng 20 em học sinh và thầy cô giáo. Số học sinh còn lại phải ngồi học trong căn nhà 3 gian, được ngăn vách bằng những tấm liếp tre đập dẹt làm tường. Những tấm liếp dùng để che phòng học đã bị mối mọt, chỉ cần lấy tay búng nhẹ vào tường thì bụi rơi lã chã khắp nền nhà.

Từ điểm trường chúng tôi phóng mắt nhìn xung quanh, thỉnh thoảng trên sườn núi xa xa hiện ra một ngôi nhà nhỏ. Bên kia dãy núi là 2 xã Ca Thành, Mai Long của huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng). Bí thư Chi bộ thôn Khuổi Khí – Bàn Chàn Pyao (dân tộc Dao) nói với chúng tôi rằng, khoảng cách những ngôi nhà đó chỉ cách điểm trường vài km nhưng để đi bộ tới đó mất đến gần 2 tiếng đồng hồ. Và đó cũng là cung đường mà hàng ngày các em học sinh trong bản phải sáng đi, chiều về. Em học sinh nào nhà gần nhất cách trường vài trăm mét thì cũng phải đi bộ đến 30 phút.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 4

Các cô giáo và học sinh chăm sóc vườn rau xanh để cải thiệt bữa ăn hàng ngày.

Theo Bí thư Bàn Chàn Pyao, người dân thôn Khuổi Khí 100% là người dân tộc Dao. Ở đây mặc dù cuộc sống còn khó khăn nhưng các em rất hiếu học. 100% các em học sinh mầm non và tiểu học đều được bố mẹ cho đến lớp. 

Nghe Bí thư Bàn Chàn Pyao kể, mỗi ngày học sinh mầm non ở đây được ăn suất ăn 12 nghìn đồng/ngày, gần bằng 3 cốc trà đá của người miền xuôi. Thế nhưng, để đảm bảo cho bữa ăn của các cô giáo và 39 em học sinh mầm non, phụ huynh trích 1 nghìn đồng/ngày/cháu trả cho bà cụ 72 tuổi – Triệu Mùi Chẹ để hàng ngày bà nấu ăn giúp.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 5

Những đứa trẻ vùng sơn cước tại điểm trường Khuổi Khí.

Chia tay Bí thư Pàn Chàn Pyao để trở về thủ đô làm việc, ông Pyao nói rằng: “Chỉ mong các em học sinh ở đây có một lớp học kín đáo không bị gió lùa để các em nhỏ trong thôn đảm bảo sức khoẻ thôi. Chứ mùa đông các em ngồi học trong lớp mà gió lùa thông thống thì lạnh lắm!”.

Những hình ảnh "nhói lòng" về trường mầm non Khuổi Khí.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 6

Cây cầu vượt qua suối được ghép bằng 6 chiếc cột điện, tài xế chỉ cần sơ xảy thì có thể quăng mình xuống suối bất kể lúc nào.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 7

Con đường dẫn chúng tôi vào điểm trường Khuổi Khí như sợi dây thừng vắt lưng chừng núi.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 8

Điểm trường mầm non Khuổi Khí nằm trên một quả đồi còn cao hơn ngọn cột điện.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 9

Ngay cổng vào trường mầm non Khuổi Khí là căn nhà xập xệ mà không có biển ghi "Nhà bếp" thì có lẽ không ai nghĩ đây là bếp ăn dành cho cô trò trường mầm non này.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 10

Chỗ trữ nước sinh hoạt của cô trò. Nguồn nước được dẫn từ trên khe núi về để dùng hàng ngày.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 11

Bên cạnh chỗ chứa nước là nơi để các vận dụng như dầu rửa bát, khăn lau...

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 12

Bên trong bếp là bàn ăn và các vận dụng mà cô trò vẫn dùng sinh hoạt hàng ngày.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 13

Chiếc nồi cơm điện và bếp gas mini duy nhất giờ đã hỏng.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 14

Tường học được che bởi những tấm tre được đập dẹt ra, đã mối mọt.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 15

Lớp học dành cho các em nhỏ mầm non Khuổi Khí.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 16

Chỗ để dép của các em.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 17

Bên cạnh lớp học xập xệ của các em học sinh là ngôi nhà xây khá khang trang của dự án nước ngoài họ để lại sau khi đã hoàn thành xong công việc của mình.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 18

Khu vườn rau của các bé.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 19

Chiếc cầu chơi bệp bênh của các bé.

Hàng chục học sinh mầm non “co ro” trong lớp học trên triền núi - 20

Khu sân vui chơi của các em.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Mã số 3579: Trường Mầm non Khuổi Khí, thôn Khuổi Khí, xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

2. Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0451000476889

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 0451370477371

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 129 0000 61096

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 2611 000 3366 882

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number : 2611 037 3366 886

Swift Code: BIDVVNVX261

Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;

Tel: (84-4)3686 9656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0721101010006

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Bao Dien tu Dan tri

Số TK: 0721101011002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206034036

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.

Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269

Tuấn Hợp - Đỗ Quân

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm