1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 339:

Hai anh em mồ côi vật lộn với chất độc quái ác

(Dân trí) - Hơn 30 năm nay, 2 anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ Phạm Văn Tam và Phạm Văn Chiến quê ở xóm Tiên Long, xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) ngày ngày phải vật lộn với từng cơn đau hành hạ vì căn bệnh chất độc da cam dioxin hành hạ.

Quãng thời gian dài ấy không biết bao nhiêu lần Phạm Văn Chiến khóc ròng và thốt lên: “Ước mơ duy nhất của đời em là được phẫu thuật con mắt bị mù dể có thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời một cách trọn vẹn”.

Chúng tôi về xã Sơn Trung vào một buổi chiều mưa cuối hạ, con đường dẫn vào nhà 2 anh em Phạm Văn Tam và Phạm Văn Chiến heo hút sau lũy tre làng. Vừa bước vào ngôi nhà chật chội ẩm thấp, chúng tôi cảm nhận được nỗi buồn, nỗi cô đơn và sự nghèo khó, túng bấn hiện hữu trên khuôn mặt họ.

Năm 1968 anh Phạm Đức Minh (bố Tam và Chiến) tình nguyện tham gia kháng chiến ở chiến trường Quảng Bình, Quảng Trị và nước bạn Lào. Hòa bình trở về anh xây dựng gia đình với chị Nguyễn Thị Tý và sinh được 8 người con, trong số 8 anh em có tới 7 người bị nhiễm chất độc da cam dioxin do chiến tranh để lại, thứ chất độc quái ác ấy đã cướp đi sinh mạng của 3 người anh của Tam và Chiến từ lúc mới sinh ra. Tam và Chiến cũng phải mang một hình hài kì dị, gầy còm ốm yếu, mất hoàn toàn sức lao động. 
 
Hai anh em mồ côi vật lộn với chất độc quái ác - 1
 “Em mong có ít tiền đi chữa bệnh, phẫu thuật lấy lại một nửa ánh sáng cho chú Chiến…” - anh Tam nói

Anh Phạm Văn Ngọc, anh trai Chiến nước mắt ngân ngấn nói với chúng tôi: “Bố mất khi 2 đứa còn chưa biết đi, mẹ phải tần tảo nuôi mấy anh em chúng tôi và cũng đã qua đời năm 2007. Tôi cũng bị ảnh hưởng bởi chất độc dioxin mất sức lao động nên từ sau khi lập gia đình tôi không còn giúp gì được cho 2 đứa. Mồ côi cha mẹ, ốm đau bệnh tật triền miên, giờ chúng chỉ sống nhờ vào 1,2 triệu đồng/tháng tiền hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam của nhà nước. Vì thế cuộc sống hết sức khó khăn, tháng nào trái gió trở trời đi bệnh viện nhiều thì coi như tháng đó 2 anh em nhịn ăn lấy tiền đi chữa bệnh”.

Chị Lài (dì ruột của Tam và Chiến) cho biết, từ lúc sinh ra đến nay Tam thì bị thiểu năng, gầy yếu, ngơ ngơ ngẩn ngẩn chẳng nói cũng chẳng rằng; còn Chiến tuy có nhận thức được hành động của mình nhưng lại bị dị tật bẩm sinh mù một mắt, teo cơ... “Khi mẹ mấy đứa còn sống đã đưa chúng đi khám ở một số bệnh viện nhưng vì kinh tế gia đình quá chật vật nên không đủ tiền chạy chữa bệnh tật cho con. Riêng mắt thằng Chiến, bác sỹ bảo nếu có tiền phẫu thuật sớm thì nó có thể nhìn thấy bình thường vì tròng mắt vẫn còn nguyên vẹn nhưng chi phí cho ca mổ nghe bảo tốn nhiều tiền lắm nên mẹ nó đành nuốt nước mắt đưa con trở về”- chị Lài xót xa.

Trò chuyện với chúng tôi, Chiến nhắc đi nhắc lại ước muốn hơn 30 năm qua của mình:  “Em chỉ ước đôi mắt mình nhìn được ánh sáng như bao người bình thường khác để em có điều kiện đi lại, chăm sóc anh Tam tốt hơn…”. Nhìn vào cặp mắt chỉ sáng một nửa của Chiến tôi cảm nhận được khát khao ấy của cậu lớn lao đến nhường nào.

Ông Trần Văn Việt - Trưởng thôn Tiên Long cho hay: “Hai anh em Tam và Chiến dù có tiền trợ cấp của nhà nước, tuy nhiên chừng ấy tiền chi tiêu trong thời đại giá cả leo thang như hiện nay thì chẳng thấm vào đâu, đó là chưa kể đến khoản tiền thuốc men chữa bệnh. Người dân trong xóm ai ai cũng thương cảm cho hoàn cảnh của hai đứa, chính quyền sở tại cũng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho 2 anh em nhưng để Tam và Chiến có điều kiện chữa bệnh, sống hòa nhập cộng đồng hơn, chúng tôi rất mong các cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ 2 đứa”.

Hai anh em mồ côi vật lộn với chất độc quái ác - 2

Giấy xác nhận của chính quyền địa phương

Ngày ngày dưới ngôi nhà tình nghĩa do Cty CP dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế ANCO xây tặng năm 2009, 2 anh em Tam và Chiến phải tự chăm sóc nhau, nương nhờ hàng xóm láng giềng mỗi lúc trái gió trở trời, bệnh tật hành hạ. Chia sẻ với chúng tôi, Tam ước nguyện: “Em mong có ít tiền đi chữa bệnh, phẫu thuật lấy lại một nửa ánh sáng cho em Chiến…”. Một mong ước nho nhỏ của Tam thôi cũng đã làm cho chúng tôi mắt ngấn lệ trên suốt chặng đường về.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Anh Phạm Văn Tam: Xóm Tiên Long, xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Số ĐT liên lạc:
01677.821.332
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.
Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh.
Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0710.3.733.269 

 

Đặng Tài – Văn Dũng