1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1245:

“Đừng tuyệt vọng nhé, mẹ ơi”

(Dân trí) - Mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình nghèo khó, em Trịnh Đình Phương dù chưa đến tuổi lao động đã phải đi làm thuê chăm mẹ. Số tiền ít ỏi kiếm được mỗi ngày còn phải lo cho bà ngoại hơn 80 tuổi nằm liệt giường…

Người phụ nữ bất hạnh

Số phận không may mắn đã bắt chị Dương Thị Ngoan (SN 1974) ở xóm 8, xã Thọ Thế, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) phải chịu nhiều nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần. Hơn nửa cuộc đời, chưa một ngày hạnh phúc mỉn cười với chị. Dù bị những cơn đau hành hạ từ đủ các thứ bệnh trong người, nhất là “án tử” của căn bệnh ung thư cổ tử cung mà chị không may mắc phải, người phụ nữ khắc khổ vẫn muốn gắng gượng sống để con và mẹ già có chỗ dựa.

Hai mẹ con em Trịnh Đình Phương đã trải qua biết bao đắng cay của cuộc sống.
Hai mẹ con em Trịnh Đình Phương đã trải qua biết bao đắng cay của cuộc sống.

Ngồi trên giường bệnh, chị ngẹn ngào kể về số phận đầy éo le của mình: “Tôi sinh ra ở Thọ Thế, cuộc sống gia đình đông anh em, nghèo khổ cứ bám lấy mình mãi. Lớn lên không được học hành đến nơi đến chốn. Cùng bố mẹ tần tảo nuôi các em khôn lớn. Khi đến tuổi trưởng thành, tôi lập gia đình cùng với một người đàn ông cùng huyện. Phải đi lấy chồng xa quê, cứ tưởng cuộc sống rồi sẽ bớt khổ khi có người đàn ông thương yêu đùm bọc nâng đỡ. Nhưng cuộc sống lại không như mình mong muốn”.

Một hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn sơ với chị thật khó. Đổi lại chị còn phải sống những tháng ngày gian truân, chẳng mấy hạnh phúc và nhiều khổ đau. Từng ngày trôi qua trong gia đình nhỏ đó, với chị là những ngày dài vô tận. Những nỗi đau về thể xác, tinh thần cứ dày vò trên thân thể người phụ nữ mang “số khổ” này mãi. Khi đứa con trai đầu lòng của chị là Trịnh Đình Phương (SN 1994) tròn 2 tuổi thì cũng là lúc hạnh phúc gia đình tan vỡ. Người chồng bỏ 2 mẹ con chị ra đi theo người phụ nữ khác không một lời từ tạ.

“Lúc ấy, mẹ con tôi rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Bị bỏ rơi, không nhà không cửa. Con còn nhỏ tôi không biết nương tựa vào ai, tất cả như đã tuyệt vọng, cuộc sống với tôi như chẳng còn ý nghĩa gì. Khi đó, tôi chỉ còn một con đường là trở về nhà mẹ đẻ. Nghĩ vậy, thế là tôi ôm con về quê ngoại xin được sống nhờ trên mảnh đất của người em trai rồi một mình lam lũ nuôi con”, chị Ngoan nhớ lại.

Cứ thế rồi hai mẹ con chị đã vượt qua những tháng ngày đói khổ, đứa con trai dần khôn lớn. Gạt đi những giọt nước mắt đang lăn ra trên khuôn mặt khắc khổ, chị kể tiếp: “Có nhiều ngày, mẹ con chẳng còn gì để ăn mà phải xin nhờ vào lòng thương của anh em họ hàng, làng xóm mới qua được những ngày đói kém. Ngày nào tôi cũng phải đầu tắt, mặt tối với đồng ruộng. Mỗi khi nông nhàn lại đi bắt con cua, con ốc kiếm tiền dành dụm, mẹ con những lúc ốm đau trang trải cho cuộc sống”.

Tưởng đâu cuộc sống đã hết đi những nỗi khổ đau với người phụ nữ có thân hình gầy còm này. Chị gắng làm ăn nuôi con khôn lớn, nuôi mẹ già đau yếu sống những ngày bình yên. Nhưng số phận lại một lần nữa phủ bóng đen lên cuộc đời chị. Năm 2009, bắt đầu từ những cơn đau dạ dày, vì gia cảnh nghèo khó nên không có tiền đi bệnh viện khám chữa trị, mỗi lúc đau chị chỉ biết cắn răng chịu đựng cho qua ngày. Tới khi đau quá khiến chị phải nằm gục xuống giường. Những cơn đau dữ dội cứ thế dày vò, “cắn xé” thân thể chị. Lúc này, gia đình mới đưa đi bệnh viện khám, các bác sĩ cho biết chị bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối.

Kể từ đây, số phận của chị gắn với những tháng ngày đau đớn trong bệnh viện. Cố gắng vay mượn làng xóm anh em bạn bè đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác nhằm tìm một con đường sống thêm nhưng cũng chẳng thay đổi được là bao. Hai mẹ con chị Ngoan lại dắt nhau về nhà nằm chờ chết.

Một mình lam lũ chăm mẹ bệnh nặng, bà đau ốm

Trong câu chuyện của người phụ nữ bất hạnh này, những nỗi đau của chị đã làm khiến chúng tôi thấy thương cho chị thật nhiều. Nhưng lại thương cho đứa con trai của chị nhiều hơn. Từ nhỏ đã không rõ mặt cha, khi lớn lên vì nhà nghèo không có tiền ăn học, rồi mẹ đau ốm, Phương đã phải lam lũ đi làm thuê kiếm tiền chăm lo cho mẹ bệnh và bà ngoại đã già.

Những ngày vừa phải lao động, thức trắng đêm chăm mẹ trong bệnh viện khiến em không được ngủ. Đôi mắt em sâu hoáy, thâm quầng vì thiếu ngủ hàng đêm. “Em đang đi làm thuê, mỗi ngày lao động vất vả ngày công cũng chỉ được 90.000đ. Số tiền trên chẳng là bao so với tiền mà mẹ em nằm điều trị tại bệnh viện. Em không biết lấy tiền đâu để chữa bệnh cho mẹ được bây giờ”.

Hai mẹ con em Trịnh Đình Phương đã trải qua biết bao đắng cay của cuộc sống.
Những ngày ở bệnh viện, hai mẹ con chị Ngoan sống nhờ vào lòng thương xót của những người nhà bệnh nhân.

Nhìn đứa con trai, chị Ngoan thút thít: “Cuộc sống đối với mẹ con tôi đã khổ cực, nay càng khổ hơn. Bệnh tình tôi ngày càng nặng, giờ tôi phải nằm viện với chi phí chữa trị thì vô cùng lớn, chỉ dựa vào tiền công làm thuê ít ỏi của con tôi thì không đủ ăn chứ nói gì đến chữa bệnh. Mẹ con giờ không biết vin vào ai được”.

Không có tiền chữa bệnh, chị Ngoan phải nằm ở nhà chờ chết. Mỗi lúc đau quá, người con trai thương mẹ lại đưa xuống bệnh viện xin các bác sĩ cho nằm ít ngày, tiền có được ngày nào hay ngày ấy. Bớt đau, mẹ con lại đưa nhau về. Những ngày phải nằm điều trị tại BV Đa Khoa tỉnh Thanh Hóa hai mẹ con chị Ngoan chỉ biết trông chờ vào tình thương của các y bác sĩ, những người nhà đi thăm nuôi bệnh nhân ở cùng phòng.

Thấy hoàn cảnh mẹ bệnh nặng con côi, chăm nhau mà không có một đồng xu dính túi khiến nhiều người thương cho số phận éo le của hai mẹ con Phương. Người thì cho vài quả cam, hộp sữa, người thì cho ít tiền mua cơm mua cháo ăn để mà sống qua ngày.

Nằm trên giường bệnh, không lúc nào chị hết những cơn đau quằn quoại trong người. Mỗi ngày chị chỉ ăn được vài thìa cơm, có hôm đau quá cháo cũng không nuốt nổi, chỉ uống được vài thìa sữa. Mỗi khi cứ ăn uống vào bụng không tiêu hóa được lại căng lên và đau thêm.

Cố nén nước mắt vào trong, chị Ngoan như tuyệt vọng: “Tôi chẳng còn sống được là bao, thân tôi giờ chết đi cũng được. Sống nhiều làm khổ con, chỉ thương mẹ già bị tai biến đang ở quê giờ không ai nuôi mẹ vì anh em đều đi xa. Lo cho thằng con chưa đủ lớn, cuộc sống của con rồi không biết sẽ đi về đâu? Từ nhỏ đã sống thiếu tình thương của bố, giờ tôi chết không biết con rồi sẽ sống ra sao”. Nói đến đây, chị Ngoan khóc nấc lên, những giọt nước mắt đục ngầu lăn ra trên hai gò má nhăn nheo, đầy những vết chân chim của người phụ nữa quá bất hạnh này.

Thuộc gia đình hộ nghèo nên được miễn tiền viện phí, nhưng các loại thuốc điều trị cho căn bệnh hiểm nghèo mà chị Ngoan mắc phải lại nằm ngoài danh mục chi trả. Tiền thuốc, tiền ăn uống điều trị hàng ngày của hai mẹ con cũng hơn năm trăm nghìn một ngày.

Phương tâm sự: “Mẹ em bị ung thư giờ coi nhưng hết, các bệnh viện đều trả về vì gia đình không có tiền điều trị. Giờ mẹ phải nằm chờ chết ở nhà, sự sống chỉ được tính bằng ngày. Em đi làm thuê mỗi ngày rồi lâu lâu dồn lại, ít ngày lại đưa mẹ xuống bệnh viện cho các bác sĩ khám. Số tiền đó cũng chẳng được là bao, hết tiền hai mẹ con lại đưa nhau về. Giá gia đình có tiền thì sự sống của mẹ sẽ được kéo dài thêm, mẹ mà chết đi em không biết sống sao được anh ơi”.

Cầm trên tay những món quà được mọi người giúp đỡ, chị Ngoan xúc động nói không nên nời, chỉ biết cám ơn mọi người. Thấy mẹ bị bệnh nặng, hai mẹ con lại không có tiền ăn ở điều trị, chỉ sống bằng sự giúp đỡ của mọi người qua ngày. Ai cũng đều khuyên em Phương đi làm kiếm tiền chăm mẹ nhưng Phương không sao cầm lòng rời mẹ để đi làm được.

Những người trong phòng bệnh chứng kiến cảnh mẹ con chị Ngoan ôm nhau mà không ai cầm được nước mắt. Hai mẹ con chị đã dìu nhau đi qua biết bao những năm tháng khó khăn của cuộc đời và dường như cuộc sống éo le vẫn chưa chịu buông tha cho gia đình chị…

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1245: Em Trịnh Đình Phương: Xóm 8, xã Thọ Thế, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

ĐT: 01653587903 (Chị Ngoan)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 045 100 194 4487 
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank: 
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 10 201 0000 220 639 
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 


Thái Bá - Duy Tuyên