Đỗ đại học hôm trước, hôm sau nhập viện tâm thần
(Dân trí) - Niềm vui con đỗ đại học chưa được bao lâu, ông đã phải khăn gói đưa con vào viện điều trị vì bỗng dưng cháu lên cơn rối loạn tâm thần. Cầm cự điều trị cho con được hơn một tuần, giờ ông canh cánh nỗi lo đưa con về vì túi tiền đã cạn…
18 tuổi, trở thành tân sinh viên ngành Công nghệ thông tin Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, tương lai phơi phới của chàng sinh viên Bùi Đình Ngọc (quê ở Quỳnh Châu, Quỳnh Phụ, Thái Bình) bỗng dưng chớm tắt vì căn bệnh “trên trời rơi xuống”. Hôm trước làm thủ tục nhập học (6/9/2009), hôm sau làm thủ tục… nhập viện, đó là hoàn cảnh khá trớ trêu của chàng trai nghèo này.
Sau một ngày nhập học thì Ngọc nhập viện vì chứng rối loạn tâm thần
Nhà nghèo, nhưng Ngọc rất ham học, luôn là một học sinh đứng đầu trong lớp chọn của Trường THPT Quỳnh Côi (Thái Bình). 3 môn học mà Ngọc giỏi nhất chính là Toán, Lý, Hóa, em cũng đã từng là thành viên đội tuyển tỉnh thi học sinh giỏi môn Toán và được giải khuyến khích. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm vừa rồi, Ngọc gây ấn tượng với bạn bè thầy cô khi điểm Toán 10, điểm Vật Lý 10, điểm Sinh học 9,5.
Ngọc tốt nghiệp với 51 điểm, trong đó Toán và Vật lý 10, Sinh học 9,5 điểm
“Một tuần theo con điều trị tại bệnh viện, nhiều đêm tôi không ngủ được, phần vì thương con phần vì lo lắng túi tiền đã cạn. Bệnh viện đã tạm thu 2 triệu đồng để điều trị cho cháu, mỗi ngày ở đây tiêu tốn không dưới 200.000 đồng. Hơn 3 triệu mang theo giờ chỉ còn được 1/6, cứ đà này chắc phải đưa cháu về vì hết tiền điều trị thôi chú à”, ông Khuyến than thở với tôi.
Ngọc không tự tay uống được sữa mà phải nhờ đến chị họ hoặc bố
Theo bác sỹ Vũ Thy Cầm, Viện Sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, em Bùi Đình Ngọc bị rối loạn khẩn cấp thần kinh, hiện cần phải tiếp tục điều trị do chưa tiên lượng được diễn biến của bệnh. Tuy nhiên, sau một tuần điều trị thì sức khỏe em Ngọc đang dần ổn định hơn, chỉ có một vài biểu hiện rối loạn tác phong.
Bác sĩ Cầm cũng cho biết, bệnh rối loạn khẩn cấp thuộc chứng bệnh nhẹ nhất trong các chứng bệnh về tâm thần, nếu điều trị tốt cộng ăn uống đầy đủ thì có thể nhanh khỏi. |
Lo cho Ngọc đã đành, 2 vợ chồng ông còn lo cho cả 2 đứa em sau Ngọc là Bùi Thị Hương Quỳnh, năm nay học lớp 7 và Bùi Thị Hương Lan vừa vào lớp 2. Khai giảng năm học mới nên đứa nào cũng phải đóng tiền học phí, quỹ phụ huynh học sinh, mỗi đứa khoảng 700 nghìn đồng, trong khi cả nhà chỉ trông vào mấy sào ruộng. “Để một cháu nào phải nghỉ học thì tôi không nỡ, mà lo cho các cháu thì vợ chồng tôi đang quá sức”, ông Khuyến nói trong lo âu.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Gia đình ông Bùi Đình Khuyến, bà Nguyễn Thị Hợi - xóm 6, xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Điện thoại của ông Khuyến: 01653286350 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội) Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn * Tài khoản VNĐ: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản USD: Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí Số TK : 10 202 0000 004346 SWIFT Code : ICBVVNVX106 Tại : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269 |