Mã số 958:
Cuộc đời khốn khổ của cụ già sống độc thân
(Dân trí) - Ở cái tuổi gần đất xa trời, mắt mờ, chân yếu, cụ vẫn cô độc chống gậy lê từng bước chân khắp mọi ngõ làng, chợ nhặt nhặn túi ni lông, chai lọ… để bán kiếm dăm ba đồng tiền lẻ mua gạo, mua thuốc sống tạm qua ngày.
Gần 2 tiếng đồng hồ hỏi đường, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được túp lều lụp xụp của cụ Phan Tất Kiện (năm nay hơn 70 tuổi) trú tại xóm Tân Quang, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Túp lều chưa đầy 10m2, ẩm thấp, dột nát nằm lọt lọt thỏm sau góc vườn cỏ cây mọc xanh um tùm. Túp lều rất ít khi có người qua lại càng trở nên quạnh hiu lạnh lẽo.
Được một người hàng xóm dẫn vào túp lều, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là cụ Kiện nằm co ro, người run lên bần bật và những cơn ho lao kéo dài không ngớt trên một chiếc giường đơn xiêu vẹo, cũ kỹ. Đưa mắt quan sát trong túp lều không có một thứ gì đáng giá tiền chục, trên giường lộn xộn, bừa bãi, phía góc nhà treo mấy chiếc quần áo rách đã sờn cũng đủ nói lên nổi khổ của cụ.
Nghe tiếng khách lạ, cụ Kiện cố ngẩng đầu dậy: “Ai hỏi tui đó?. Mấy bữa nay thời tiết thay đổi, mắt tui đau như muốn nổ tung, toàn thân đau nhức, không chợp mắt được tý mô cả, chân tay lạnh tím tái không dậy nổi để kiếm miếng gì bỏ vào bụng. Tui cứ nghĩ là không thể qua khỏi”. Cụ Kiện nhọc nhằn nói đứt quãng.
Cụ Kiện sinh ra trong hoàn cảnh gia đình hết sức đặc biệt. Trong 3 người con thì chỉ có cụ là con trai, lúc mới sinh ra cụ Kiện khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Lên 3, sau một cơn sốt, con mắt của cụ bỗng dưng có biểu hiện khác lạ, đỏ ngòm, nước mắt cứ chảy, ngứa ngáy… Thấy con bị bệnh, bố mẹ buộc phải bòn mót vay mượn anh em để có tiền chạy chữa cho con nhưng vẫn không khỏi.
Bao nhiều tiền của đều đội nón ra đi, mắt cụ dần dần mờ đi, bố mẹ không còn cách nào khác mà chỉ biết ôm con vào lòng mà khóc. Thế rồi, cụ Kiện bắt đầu làm quen với bóng tối, không được đến trường, không được làm những việc mình muốn, cụ sống dật dờ, khi ngồi góc nhà, góc sân để chờ bố mẹ về cho ăn.
Hai đứa em gái đi lấy chồng, bố mẹ già cũng qua đời, cụ thiếu đi bàn tay chăm sóc của người thân. Cụ bị mù lòa từ nhỏ nên trong làng, trong xóm cũng không một cô nào dám ngó đến. Cảnh đơn độc, đơn côi cho đến tận hôm nay cái tuổi gần đất xa trời cụ vẫn sống trong cảnh “một người đi với một người, một người đi với nụ cười hắt hiu”. Một mình thui thủi sống trong túp lều dột nát, cụ phải đối mặt với cái đói, cái rét.
Giờ nhìn cụ khuôn mặt già nua, khắc khổ, nước mắt cứ thế tuôn trào mà lòng cụ như đắng lại: “Tui khổ từ trong bụng mẹ khổ ra. Sao ông trời lại cướp đi ánh sáng, cướp đi cuộc đời của tui. Tui có tội tình gì đâu?. Nhiều lần tui định tìm đến cái chết, nhưng nghĩ đi nghĩ lại chết cũng chẳng giải quyết được gì. Nên tui cố sống tiếp, nhiều đêm nằm mơ sẽ có một ông Tiên hiện lên đến cứu giúp, cuộc sống mình sẽ tươi sáng hơn”.
Cụ không ngần ngại chia sẻ: “Các cháu cũng có khấm khá gì đâu, cũng không thể giúp đỡ tui cả đời. Tui được Nhà nước hỗ trợ mỗi tháng 180.000 đồng thì tiết kiệm để mua thuốc thang. Còn cái ăn, tui phải chống gậy mò mẫm khắp các ngõ xóm, chợ,… để nhặt chai lọ bán kiếm tiền mua gạo. Sức khỏe càng ngày càng yếu đi, không biết chết lúc nào. Tui cũng mong chết sớm cho khỏe cái xác chứ sống thế này cực khổ lắm”.
Bà Nguyễn Thị H. (hàng xóm cụ Kiện) đồng cảm nói: “Không ai khổ như cụ Kiện, tuổi già, mắt mù, bệnh tật, không có vợ con. Cụ lủi thủi sống một mình trong túp lều lụp xụp không có ai chăm sóc. Cụ không làm ăn được nên trời mưa hay nắng cụ phải lọm cọm chống gậy đi khắp đường làng, ngõ xóm, chợ để nhặt những thứ mà họ vứt đi bòn dăm ba đồng tiền lẻ. Bà con thấy khổ, người thì cho bát gạo, ít nước mắn, ít thức ăn để cụ sống qua ngày”.
Ông Trần Xuân Thành, xóm trưởng Tân Quang cho biết: “Cụ Kiện là trường hợp đặc biệt nhất xóm. Cụ bị mù từ nhỏ, không làm được gì, cụ sống được là nhờ sự giúp đỡ, chia sẻ của bà con làng xóm. Chính quyền địa phương cũng đã tạo điều kiện quan tâm nhưng cũng chỉ một phần nào đó thôi. Cuộc đời cụ ấy dạt dẻo, kiếm ăn khắp nơi... ".
Chia tay cụ ra về, bỗng dưng trời đổ cơn mưa, hình như ông trời cũng thương cảm cho cụ già độc thân khốn khổ này. Rời chân khỏi túp lều lụp xụp của cụ Kiện trong lòng cảm thấy nghẹn ngào rơi lệ, muốn làm một điều gì đó giúp cụ. Nhưng một mình chúng tôi thì có lẽ không đủ, hy vọng qua bài viết này sẽ có một phép nhiệm màu đến với cụ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 958: Cụ Phan Tất Kiện, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An ĐT: 0977.011.755 - ông Thành - xóm trưởng. 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 |
Lê Tập - Lany Nguyễn