Mã số 2681:

Chuyện chép ở "ốc đảo" Kon Pne

(Dân trí) - Qua 15 năm dạy học tại “ốc đảo” Kon Pne, thầy Phạm Văn Hinh (Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Kon Pne) đã chứng kiến nhiều trò của mình đến trường với đôi chân đất, mang trên mình là những bộ quần áo rách nát. Nhưng điều mà người thầy hiệu trưởng còn trăn trở là tỉ lệ các em học sinh bị suy dinh dưỡng trong trường còn nhiều. Cũng vì vậy, mà sức đề kháng các em rất yếu, ốm đau liên miên.

Tâm sự với chúng tôi, thầy Phạm Văn Hinh (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, ở đây các em học sinh đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số người Banar. Từ khi sinh ra các em đã như con thú hoang trên rừng, không kể nắng mưa trên lưng mẹ đi làm rẫy, theo bố đi rừng hái măng. Cũng vì điều kiện kinh tế khó khăn, nên bà con chưa ý thức được về chế độ dinh dưỡng cho con em mình. Đa số, các học sinh trong trường đều có thân hình còi cọc, chậm phát triển. Nhiều em đã học đến lớp 6 nhưng nặng chưa đến 15kg, chiều cao khoảng 1 mét…

“Theo chế độ bán trú, các em được ăn buổi trưa. Nhưng đa số các trường bán trú trên địa bàn đều nuôi ăn, học theo kiểu nội trú. Các em học sinh được chăm sóc từ giấc ngủ, vệ sinh cá nhân, học hành…Theo chế độ học sinh bán trú, mỗi tháng các em chỉ được hỗ trợ 520 ngàn/em. Nhưng để phục vụ tốt nhất cho các em thì bao nhiêu chi phí nhà trường đều phải tự lo như: Y tế, vật dụng cá nhân, ăn, ở, vui chơi...Vì kinh phí còn hạn hẹp nên các thầy cô phải nuôi heo, trồng rau để cải thiện bữa ăn cho các em. Không chỉ vậy, vào các dịp tết thiếu nhi, trung thu…nhà trường đều tổ chức cho các em vui chơi, ăn uống. Tết nguyên đán cũng gói bánh cho các em mang về nhà ăn tết cùng gia đình…”, thầy Hinh cho biết thêm.


Suất cơm trưa của các em học sinh trường PTDT bán trú TH và THCS Con Pne

Suất cơm trưa của các em học sinh trường PTDT bán trú TH và THCS Con Pne

Theo chúng tôi quan sát, tại trường PTDT BT tiểu học và THCS Kon Pne, các em học sinh đều có dáng người gầy gò, mang trên mình là những bộ quần áo bạc màu, lổm chổm nhiều nếp vá...Em học sinh Y Thảo (học sinh lớp 4A) cho biết: “Ở nhà em toàn lên rẫy làm cùng bố mẹ…Giờ em được đến trường học cái chữ, được thầy cô nấu cho ăn. Đến trường lại quen được nhiều bạn mới nữa…Em sẽ cố gắng học thật tốt để sau này trở thành cô giáo về lại trường dạy chữ cho các em thế hệ sau…”.

Cô giáo Đinh Thị Lắt (GV Chủ nhiệm lớp 4) bộc bạch: “Tôi vào đây đã gần 3 năm rồi. Đa số những em học lớp 1 đều chung dáng người gầy gò, hốc hác…nhìn thương lắm. Cũng do gia đình không có điều kiện chăm sóc nên các em bị bệnh thường xuyên. Ngày tựu trường phụ huynh dẫn các em đến khai giảng với bộ quần đùi, áo cộc, chân không dép, không sách vở…Để tạo điều kiện tốt nhất cho các em đi học, nhà trường phải vận động các thầy cô giáo để có tiền mua sách, vở, quần áo…Cũng chính hoàn cảnh các em học sinh như vậy đã níu chân những giáo viên trẻ như chúng tôi ở lại với xã xa nhất Gia Lai này.”

Mỗi sáng các em đều ăn chung gói mì tôm để đến trường học
Mỗi sáng các em đều ăn chung gói mì tôm để đến trường học

Mới 23 tuổi nhưng cô Nông Thị Thủy (GV lớp 2) đã theo tiếng gọi vào “ốc đảo” dạy học. Cô Thủy tâm sự:“Ở ngoài huyện các em học sinh được bố mẹ chăm sóc rất chu đáo…Nhưng các em ở đây chưa biết đến mùi sữa như thế nào. Cuộc sống chỉ gắn với cục cơm rẫy đùm lá chuối… thế sao mập được. Tuy khó khăn vậy nhưng các em không hề quậy phá mà rất chăm ngoan và ham học. Cứ mỗi lần về nhà là em lại ghé mua ít kẹo bánh đưa vào cho các em…”.


Cơm trưa đơn giản của các em học sinh

Cơm trưa đơn giản của các em học sinh

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thanh Hải-Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Kbang cho biết: “Đây cũng là thực trạng chung của các trường bán trú. Theo chế độ bán trú, mỗi em được hỗ trợ 520 ngàn/tháng. Các khoản chi phí sinh hoạt như: xà phòng, dầu gội, giấy vệ sinh, kem đánh răng…không có trong danh mục hỗ trợ nên các khoản này đều đề nặng lên vai các thầy cô ở các trường. Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện cũng thường xuyên kết nối với các đơn vị tài trợ, nhà hảo tâm để quyên góp ủng hộ nhằm giải quyết khó khăn. Nhà trường cũng đã huy động giáo viên, nhân viên nuôi heo, trồng rau xanh bán kiếm thêm tiền để dùng mua các nhu yếu phẩm phục vụ cho các em, phần còn lại là đưa vào bữa ăn…”.

Ông Hải cho biết thêm: “Trường Kon Pne tuy là trường khó khăn nhất, nhưng chỉ trong 2 năm đã đạt chuẩn Quốc gia, tỉ lệ học sinh bỏ học hầu như không có. Điều chúng tôi trăn trở nhất là điều kiện học tập và chế độ dinh dưỡng các em học sinh đồng bào còn khó khăn, do nguồn kinh phí giáo dục còn hạn hẹp. Mọi thứ đều phải nhờ các giáo viên vận động, quyên góp…”.

Mỗi sáng các em chia nhau gói mì tôm để đến trường

Trường Kon Pne nằm ở độ cao gần 1500m, quanh năm sương phủ trắng. Cộng thêm cái lạnh mỗi sáng như “thử lửa” các em học sinh trong hành trình đi tìm “cái chữ”. Trong ngăn đồ các em cũng chỉ có vài chiếc áo đã ngã màu ố vàng và đôi dép mà thầy cô đi xin cho.

Thầy Hinh cho biết. “Mỗi buổi sáng, các em đều chia nhau gói mì tôm ăn cho đỡ đói để đến lớp. Trưa về là canh rau rừng, lâu lâu thì có thêm ít thịt mà thầy cô tăng gia được. Tôi cũng muốn, trong chế độ ăn các em có thêm hộp sữa, cái bánh để đảm bảo chất dinh dưỡng cho các em. Nhưng nguồn kinh phí còn eo hẹp chỉ đủ chi tiêu ăn, ở và sách vở cho các em…Tôi rất mong muốn các nhà hảo tâm cùng san sẻ với nhà trường để giúp đỡ các em học sinh ở “ốc đảo” Kon Pne này…”.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2681: Trường PTDT BT tiểu học và THCS Kon Pne (xã Kon Pne, huyện Kbang, Gia Lai)

Số điện thoại: Thầy Hiệu trưởng Phạm Văn Hinh: 0989287857

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 11 700 00 10 420

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269

Phạm Hoàng