1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Cậu học trò có đôi bàn chân to kỳ lạ

(Dân trí) - Có cái tên là lạ, Thành Ni. Nhưng cậu sinh viên này còn có một bí mật không thể giấu được là đôi bàn chân to và dài quá cỡ - dài 36cm, rộng 14cm, các ngón chân cũng rất “khủng”.

Thành Ni là con trai cả của anh Võ Văn Tần và chị Trần Thị Kim Tuyến (ngụ ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). 

Khi sinh ra, chân của Ni đã có dị tật. Do có khổ bàn chân to nên chỉ riêng chuyện sắm sửa dép giày cho cậu cũng phải “thửa” riêng. Ba của Ni phải ra chợ mua đôi dép có cỡ to nhất, rồi về cắt bỏ quai, sau đó lấy vải may rộng thêm mới vừa với bàn chân của cậu con trai.   

Năm 2005, ba của Ni bị bệnh hở van tim, cuộc sống lâm vào cảnh khốn khó. Mẹ em phải cầm cố 2 công vườn để lo tiền thuốc men. Sau đó, bệnh viện yêu cầu phải mổ nhưng số tiền viện phí quá lớn nên gia đình đành phải đưa ba về nhà, chỉ mua thuốc uống cho qua cơn. 

 

Từ ngày ba bệnh, mọi lo toan đè nặng lên vai mẹ Ni. Không còn ruộng vườn, mẹ em phải đi làm công nhân cho một nông trang từ sáng đến tối mới kiếm được vài chục ngàn đồng. Em trai Ni thương mẹ, thương anh trai bị tật nên đã bỏ học khi hết lớp 9 để lên Cần Thơ làm thuê cho một tiệm đồ trang sức. Số tiền kiếm được mỗi tháng chỉ hơn 1 triệu, một phần gửi về nhà mua thuốc cho ba, phần còn lại đưa cho Ni đi học.

 

Sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khổ, khó khăn, thiếu thốn trăm bề, bản thân bị tật nhưng lúc nào Ni cũng chịu khó, siêng năng vừa học vừa làm việc phụ giúp gia đình. Mẹ Ni kể: “Nó biết đi làm thuê từ hồi học lớp 4, mỗi năm cứ đến dịp nghỉ hè là Ni làm cỏ, hái trái cây mướn cho hàng xóm kiếm tiền để tới mùa tựu trường mua sách vở đi học”.

 

Cậu học trò có đôi bàn chân to kỳ lạ - 1

Đôi bàn chân to kỳ lạ của Thành Ni.

Có chút mặc cảm với đôi chân của mình, và khi đi học Ni thường bị bạn bè chọc ghẹo, chế giễu, có đứa bạn còn xa lánh. Nhưng không vì vậy mà em chán nản hay thất vọng, trái lại em càng phấn đấu học thật tốt và suốt 10 năm liền Ni đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm lớp 10, Ni còn đoạt giải ba toàn tỉnh môn Vật lý. Năm 2008, Ni thi đậu vào trường ĐH Cần Thơ ngành Cơ điện tử.

 

Mẹ Ni nói trong nước mắt: “Có lần mình định cho con nó nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn quá, nhà thì phải chạy gạo từng bữa nên không biết tiền đâu mà lo. Nhưng nó nói sẽ vừa học, vừa làm kiếm tiền đi học và phụ giúp gia đình. Thấy con ham học nên mình đành chấp nhận, miễn sao nó có sức khỏe và học tốt là được rồi”. 

 

Hiện tại, cậu sinh viên có bàn chân “cỡ đại” này ban ngày đi học, ban đêm đi dạy kèm kiếm tiền trang trải học hành. Mỗi chiều thứ 7, Ni mượn xe đạp để đạp hơn 20km từ Cần Thơ về nhà phụ mẹ chăm sóc cho ba. Chiều chủ nhật lại đạp lên Cần Thơ chuẩn bị tuần học mới và lại tiếp tục đi dạy kèm. 

 

Rời nhà Ni, hình ảnh những giọt nắng xiên qua mái nhà đổ loang trên nền đất cứ ám ảnh chúng tôi mãi. Nếu “ở hiền sẽ gặp lành”, thì cậu sinh viên 18 tuổi hiền như đất này chắc chắn sẽ được thỏa ước - có tiền mổ tim cho cha và được ăn học thành tài!

 

Mọi chia sẻ dành cho Thành Ni và gia đình xin gửi về:

1. Anh Võ Văn Tần - chị Trần Thị Kim Tuyến: Ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 
Email: quynhanai@dantri.com.vn

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội


* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

Switch Code : ICBVVNVX106 639

Tại : Sở Giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122


VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


VP HCM: 24 Trương Quốc Dung, P8, Quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 08.3.294.3896


VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 

Lê Mỹ Linh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm