1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 849:

“Bố ơi, bao giờ con lại được đến bệnh viện tiếp ?”

(Dân trí)-15 tuổi, cậu bé người dân tộc Dao tên Đặng Văn Ton buộc phải nghỉ học giữa chừng bởi căn bệnh suy thận mãn. Tuy nhiên mới lên viện được vài lần, bố mẹ đã kiệt quệ không có tiền chữa tiếp nên em đang đứng trước nguy cơ “nằm chờ chết”.

Gặp và chứng kiến cảnh người đàn ông tên Đặng Văn Tiến chăm con trai tại khoa Thận của bệnh viện Nhi TW, tôi mới thấy hết được sự bất lực trong cảnh đói nghèo bần cùng không lối thoát. Con thèm uống một hộp sữa hay muốn ăn quả cam, cái bánh… vậy mà anh cũng chỉ biết ngồi nhìn chẳng nói chẳng rằng. Có người nhà của bệnh nhân khác thấy thương thằng bé lại chia cho nó một chút gì để ăn, nó xòe tay ra xin thật lễ phép nhưng rồi lại không dám nhận bởi ánh mắt ngại ngùng nhìn về hướng bố. Nhìn lúc ấy trông em tồi tội đáng thương, thế nhưng trách sao được bởi gia đình nghèo quá không có tiền đấy thôi chứ bố mẹ nào ai có tiếc gì con cái.

Bị suy thận mãn nên bé Ton phải nghỉ học để lên bệnh viện điều trị

Bị suy thận mãn nên bé Ton phải nghỉ học để lên bệnh viện điều trị

Sinh sống ở thôn Cao Phạ, xã Minh Khương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, vợ chồng anh Tiến nghe lời cán bộ dạy nên cũng chỉ sinh hai người con để mong nuôi dạy cho tốt. Ấy vậy mà  : “Ở nhà nhiều hôm cháu cũng không có cơm ăn vì hết gạo, hai anh em cháu đói lắm nhưng cũng không dám kêu bởi bố mẹ cũng không có gì trong bụng cả” – thằng bé Ton thì thầm khe khẽ kể với tôi. Hỏi ở nhà vợ chồng anh làm gì, anh Tiến chậm chạp như đánh vần từng chữ mới mới nói hết câu : “Hai vợ chồng làm ruộng nhưng nhà có ít ruộng lắm chỉ có hai sào thôi nên thiếu ăn”.

Nhà nghèo lo đến miếng ăn cũng đã chật vật, rồi Ton tự nhiên đổ bệnh không đi học được nữa. Người em gầy sọp, yếu đi trông thấy, chân tay đi không vững và những cơn đau kéo dài buộc em phải đến bệnh viện. Bác sĩ thông báo Ton bị suy thận mãn, anh Tiến vẫn không hiểu gì nên cứ ngô nghê cho rằng cứ về nhà mấy hôm là khỏi. Nghĩ là làm, anh đưa con về thật nhưng đến lúc thằng bé đau không chịu được nữa, buộc hai vợ chồng phải cho con đi và được các bác sĩ giải thích Ton phải điều trị mới giữ được tính mạng. Lúc này thì anh Tiến mới vỡ lẽ và hiểu một chút về mức độ nguy hiểm của căn bệnh suy thận mãn nên cứ ngậm ngùi khóc thương con.

Gia

Gia đình nghèo quá không có tiền chữa cho con nên anh Tiến buộc phải "bắt" con về nhà

Gương mặt thẫn thờ bất lực của người bố nghèo tại bệnh viện
Gương mặt thẫn thờ bất lực của người bố nghèo tại bệnh viện

Tại bệnh viện, biết được hoàn cảnh đáng thương của Ton, phòng Công tác xã hội ngày nào cũng lên phát phiếu ăn từ thiện. Rồi đến cả bác sĩ trong khoa có lần còn phải cho cả tiền để hai bố con đi ô tô về quê bởi chưa xong đợt chữa bệnh cho con là anh Tiến đã không còn lấy một đồng. Anh kể mỗi lần lên viện phải khám và mua thuốc, mua dịch về truyền cho con nhưng cố lắm anh chỉ vay được 4 triệu thôi nên hết tiền là hai bố con lại dắt díu nhau về cho dù đơn thuốc bác sĩ cho chưa mua được một viên nào. Mỗi lần như thế, thằng bé Ton vừa theo chân bố nhưng vừa ngoái lại nhìn bệnh viện mà nước mắt ngắn dài. Nó lí nhí luôn miệng hỏi : “Bao giờ con lại được đến bệnh viện để các bác sĩ chữa bệnh cho con?” nhưng chẳng bao giờ bố nói gì cả chỉ im lặng mà cúi đầu đi.

Ai cứu em cho em được tiếp tục sống để chữa bệnh, em không muốn về nhà nằm chờ chết

Ai cứu em cho em được tiếp tục sống để chữa bệnh, em không muốn về nhà nằm chờ chết

Mỗi người mỗi hoàn cảnh và có những nỗi bất hạnh khác nhau, nhưng với bé Ton sao cái ước nguyện “được đến bệnh viện để chữa bệnh” của em lại đáng thương đến vậy?. Nào em có mơ cho mình được quần áo mới hay ăn một bữa cơm ngon mà chỉ khát khao được chữa khỏi bệnh để trở về nhà đi học. Em không sợ tiêm, không sợ truyền, không sợ cả những viên thuốc đắng ngắt… nhưng em sợ một ngày phải chết bởi căn bệnh đang mang. Nhưng lần này lên viện, cũng như lần trước bố đã rục rịch gom mấy bộ quần áo để ngày mai đưa em về cho dù phác đồ điều trị còn dài. Ai cứu em, để cho em có cơ hội được sống, để cho một đứa trẻ dân tộc tội nghiệp không phải chịu cảnh “nằm chờ chết” bởi bố mẹ quá nghèo.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 849: Anh Đặng Văn Tiến ( thôn Cao Phạ, xã Minh Khương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang)

ĐT: 01639.031.309

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Phạm Oanh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm