Những vấn đề liên quan đến việc xét duyệt hồ sơ EB-5 mà nhà đầu tư cần biết
(Dân trí) - Trong thời điểm nhạy cảm đối với chương trình EB-5 như hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam trở thành nước thứ hai trên thế giới về hồ sơ đầu tư chương trình EB-5 thì đã có rất nhiều thông tin sai lệch gây hoang mang đến nhiều khách hàng. Với kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực di trú, USIS Group cập nhật những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về những vấn đề liên quan đến việc xử lý hồ sơ EB-5 mà nhà đầu tư cần hiểu rõ.
Visa Backlog, Age-out và RFE là gì?
1.Visa Backlog (tình trạng tồn đọng thị thực):
Trong số 140.000 visa định cư dựa trên cơ sở việc làm được cấp mỗi năm, có 10.000 visa được phân bổ cho loại ưu tiên thứ 5 của visa dựa trên cơ sở việc làm (EB-5). 10.000 visa này là dành cho các nhà đầu tư và tất cả các thành viên phụ thuộc trong gia đình của họ. Trong số 10.000 EB-5 visa được cấp hàng năm, số lượng 3.000 visa EB-5 được dành riêng cho các nhà đầu tư 500.000 đô la Mỹ trong khu vực được biết đến là “Khu vực việc làm mục tiêu” (TEA). Tương tự tất cả các loại ưu tiên visa định cư dựa trên cơ sở việc làm, mỗi năm, mỗi quốc gia chỉ có thể sử dụng 7% của tổng số visa định cư hàng năm (tương đương với khoảng gần 200 bộ đơn I-526).
Trong suốt những năm qua, chúng ta đã thấy một sự đột biến trong việc sử dụng EB-5 visa. Trong năm 2017, có 8.414 visa định cư diện EB-5 đã được cấp. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được đưa ra vào tháng 10 năm 2018, 7.469 visa định cư EB-5 đã được cấp trong năm nay, trong đó số lượng visa được cấp cho các đương đơn được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam là 644 visa.
Hiện tại, nhà đầu tư EB-5 tại Việt Nam sẽ thấy rằng họ đang bị "tồn đọng" hoặc xếp hàng chờ đợi để được giải quyết cấp thẻ xanh đối với cả việc giải quyết hồ sơ tại Lãnh sự quán hay chuyển đổi tình trạng tại Mỹ.
2.Age-out (con cái được bảo lãnh vượt quá tuổi quy định):
Theo luật EB-5 hiện tại, vợ/chồng và con cái dưới 21 tuổi (chưa kết hôn) của nhà đầu tư sẽ thuộc diện người phụ thuộc và được phép sang Mỹ định cư cùng cả gia đình. Được ban hành năm 2002, Đạo luật CSPA là quy chuẩn xác định tuổi của con cái phụ thuộc trong trường hợp người con “quá tuổi” (tức là lớn hơn 21) do quá trình xét duyệt hồ sơ kéo dài. Theo luật CSPA, độ tuổi của đối tượng này được xác định theo công thức: lấy số tuổi của người con vào thời điểm hồ sơ I-526 được chấp thuận (với điều kiện hạn mức visa EB-5 trong năm đó vẫn còn) trừ đi thời gian thụ lý hồ sơ. Nếu tính công thức trên mà kết quả đứa trẻ dưới 21 tuổi thì chúng sẽ đủ điều kiện trở thành người phụ thuộc.
Trước đây, visa EB-5 được xử lý liên tục, do đó không cần thiết phải sử dụng công thức trên. Thời điểm cần quan tâm duy nhất là ngày bắt đầu nộp đơn I-526. Nếu con cái nhà đầu tư dưới 21 tuổi tại thời điểm đó thì xem như thỏa điều kiện.
Tuy nhiên, do lượng hồ sơ tồn đọng tăng nhanh qua từng năm đã khiến việc xét duyệt kéo dài, ảnh hưởng đến độ tuổi của con cái phụ thuộc. Thế nên, việc cho ra đời công thức CSPA được xem như tiêu chuẩn tính tuổi con cái phụ thuộc một cách chuẩn xác và công bằng nhất cho gia đình nhà đầu tư.
3.RFE (Yêu cầu bổ sung bằng chứng):
RFE là một cách để USCIS (Sở Nhập tịch & Di trú Mỹ) yêu cầu thêm thông tin để có thể đưa ra quyết định về hồ sơ của nhà đầu tư vì một vài tài liệu cần thiết không được bao gồm trong hồ sơ ban đầu. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư có thể nhận được một thư Yêu cầu bổ sung bằng chứng nhằm yêu cầu cung cấp thêm các tài liệu cần thiết để nhân viên di trú có thể hiểu rõ hơn về trường hợp của nhà đầu tư để quyết định xét duyệt hồ sơ EB-5.
Nhà đầu tư cần “tỉnh táo” khi tiếp cận thông tin
Việc USCIS yêu cầu nhà đầu tư bổ sung giấy tờ thật sự không phải là một vấn đề mới mẻ. Mỗi năm, USCIS đều gửi yêu cầu bổ sung cho rất nhiều bộ hồ sơ EB-5 trên thế giới ngay khi họ có những vấn đề khúc mắc về bất kì vấn đề gì trong quá trình xét duyệt hồ sơ.
Theo ý kiến của các luật sư di trú, tại từng thời điểm, USCIS có thể đưa ra một vấn đề mấu chốt của một bộ hồ sơ để các nhân viên USCIS chú ý hơn khi đánh giá, xét duyệt về hồ sơ. Trong năm 2018, USCIS đã tập trung vào một chủ đề khá nhạy cảm đối với các nhà đầu tư Việt Nam là chứng minh dòng tiền đầu tư khiến các nhà đầu tư hoang mang, lo lắng. Điều này dẫn đến việc các nhà đầu tư hiểu sai lệch, mất lòng tin về chương trình EB-5 cũng như với đơn vị tư vấn và luật sư.
Trong trường hợp hồ sơ nhận được yêu cầu bổ sung từ USCIS, nhà đầu tư nên công tâm và tỉnh táo khi đánh giá, nhìn nhận vấn đề. Mỗi bộ hồ sơ EB-5 sẽ có mỗi vấn đề khác nhau do sử dụng nguồn chứng minh tài chính khác nhau. Đồng thời, quá trình xét duyệt của USCIS cũng phát sinh những phán quyết khác biệt đối với mỗi bộ hồ sơ. Ngay cả đối với hai bộ hồ sơ có cùng nguồn chứng minh tài chính với cách giải trình hồ sơ tương tự nhau, nhưng vẫn xảy ra việc một bộ bị yêu cầu bổ sung trong khi bộ còn lại được chấp thuận nhanh chóng. Hơn nữa, việc yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ trong thời điểm Chính phủ Mỹ ngày càng siết chặt về vấn đề xét duyệt nhập cư như hiện nay là hoàn toàn dễ hiểu.
Hoặc, với việc age-out và backlog, nếu tuổi của con nhà đầu tư cận với độ tuổi cho phép đi kèm (ví dụ 19 hoặc 20 tuổi), thì việc gia đình nhận được chấp thuận sớm trong tình trạng chờ số lượng visa vượt hạn mức như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến việc con nhà đầu tư có được đi cùng bố mẹ hay không. Vậy nên, đơn I-526 được chấp thuận sớm vào thời điểm này không hẳn là an toàn cho một số gia đình nhà đầu tư.
Nhà đầu tư cần lựa chọn những đơn vị tư vấn uy tín để đồng hành
Với kinh nghiệm xử lý thành công nhiều bộ hồ sơ, USIS Group tự tin sẽ đồng hành và tư vấn để đưa ra hướng giải quyết hiệu quả cho các khách hàng. Đây cũng chính là điểm mạnh vượt trội của chúng tôi so với những đơn vị tư vấn di trú khác trên thị trường. Bởi vì, cũng từ khá lâu chúng tôi đã cùng các đối tác luật tại Mỹ nghiên cứu và đưa ra những nhận định chính xác nhất về những vấn đề, những khúc mắc nêu trên và chúng tôi đã nhận được sự hợp tác nhiệt tình từ các khách hàng để đạt được kết quả thành công ngoài mong đợi. Điều đó đã mang lại sự hài lòng và niềm hạnh phúc cho cả nhà đầu tư và đội ngũ USIS Group. Chúng tôi luôn tâm niệm rằng ngay khi khách hàng gặp phải sự cố về hồ sơ thì chúng tôi luôn sát cánh để đưa ra hướng giải quyết hiệu quả và kịp thời nhất bởi vì chúng tôi có đội ngũ chuyên gia và đối tác hàng đầu trong ngành di trú Mỹ.
Bên cạnh đó, quy trình EB-5 là một quá trình xuyên suốt kéo dài, ảnh hưởng cả tương lai cho thế hệ về sau. Vì vậy đạt được thẻ xanh Mỹ chưa phải là kết thúc mà chính là một sự khởi đầu mới cho cả gia đình. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú trong suốt gần 10 năm thành lập, đội ngũ USIS Group cam kết sẽ luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư từ khâu chuẩn bị hồ sơ, chọn dự án và tiếp tục đồng hành đến khi khách hàng thật sự hội nhập Mỹ và thông thạo vùng đất mới để an cư lạc nghiệp.
Anh Chị có nhu cầu vui lòng đăng ký tư vấn tại đây https://usis.us/su-kien/nhan-dinh-ve-chuong-trinh-eb-5-tu-chuyen-gia-di-tru#form ; Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline USIS Group : 090.933.7657 (Sài Gòn) - 090.933.7647 (Hà Nội) – 0903 144 586 (Đà Nẵng) – 0909 339 786 (Cần Thơ); Email: info@usis.us