Giải pháp nào cho thẻ tín dụng tại Việt Nam?
Thị trường thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng khai thác khi chỉ mới có hơn 3 triệu thẻ tín dụng được phát hành trên con số 90 triệu dân. Phá bỏ rào cản, cung cấp các giải pháp để thẻ tín dụng tiếp cận đông đảo người tiêu dùng hơn là mong muốn chung của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
Người tiêu dùng dè dặt trước thẻ tín dụng
Khi được hỏi về nhu cầu dùng thẻ tín dụng, anh Vĩnh (quận Tân Bình, Tp.HCM) tỏ ra khá thờ ơ về loại hình này: “Tôi cũng từng có ý định mở thẻ tín dụng nhưng khi tìm hiểu thấy thủ tục quá rườm rà. Bên cạnh đó, việc chỉ dùng thẻ mỗi tháng một hai lần để mua sắm nhưng bảo quản, quản lý thẻ… lại mất công nên thôi. Thú thật, tôi chưa thấy nhiều tiện ích của thẻ tín dụng ở Việt Nam”.
Chị Hải Ân, ngụ tại quận 7, Tp.HCM cho biết đã từng mở thẻ tín dụng của một ngân hàng lớn và sau đó nhanh chóng hủy thẻ vì rất ít dùng đến nhưng vẫn phải chịu các loại phí thường niên, phí quản lý... Khi mua sắm, ăn uống, chị cũng dùng tiền mặt, không cà thẻ vì lo sợ tính an toàn, bảo mật về thông tin.
Trong khi đó, ở các nước phát triển, loại hình thanh toán bằng thẻ tín dụng khá phổ biến.Tỉ lệ sử dụng phương thức thanh toán tiền mặt trung bình trên toàn thế giới chỉ vào khoảng 5%. Còn ở nước ta, rất nhiều người dùng có tâm lý dè dặt khi sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng, phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn đang chiếm tỉ trọng 60% mặc dù từ năm 2006, đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước được Chính phủ phê duyệt và bắt đầu đưa vào hoạt động nhằm hướng đến việc thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân.
Những vấn đề như: thủ tục mở thẻ còn phức tạp,chưa tích hợp nhiều giá trị tiện ích hỗ trợ cuộc sống; đòi hỏi chủ thẻ phải đến ngân hàng nhiều lần để hoàn tất hồ sơ và nhận thẻ; tâm lý “sợ nợ” và chưa có thói quen “tiêu dùng trước, thanh toán sau”; vấn đề lo ngại về bảo mật thông tin… chính là những rào cản cần dỡ bỏ nếu muốn phát triển loại hình dịch vụ tiên tiến này.
Thẻ tín dụng tại Việt Nam: cần có sự khác biệt
Một thực tế hiện nay, nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng, rất nhiều ngân hàng đua nhau tung ra ưu đãi quà tặng giá trị khi mở thẻ tín dụng nhằm đạt được chỉ tiêu đề ra nhưng sau đó lại thả trôi, thiếu việc chăm sóc, hậu mãi cho khách hàng. Điều này về lâu dài sẽ càng tăng con số ảo về lượng thẻ tín dụng phát hành cũng như không tạo được động lực để thay đổi thói quen của người dùng. Thị trường thẻ tín dụng Việt đang cần những dịch vụ chất lượng của các ngân hàng biết đặt mình vào góc độ của khách hàng, tạo ra những giá trị khác biệt về tiện ích lâu dài.
Để gia tăng nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ hiện đại này, cần cho người dùng thấy rõ cách khai thác hiệu quả những tiện ích của thẻ, tạo sự thuận tiện và an tâm sử dụng cũng như giảm tải tối đa các loại phí khi mở, "phí ẩn" và duy trì thẻ.
Một số ngân hàng tuy chỉ mới khai thác dịch vụ thẻ tín dụng gần đây nhưng đã bắt đầu làm nên những điều khác biệt đó. Đơn cử như Viet Capital Bank đã có sản phẩm thẻ tín dụng Viet Capital Visa với tiện ích 3.0. Thẻ được miễn hoàn toàn phí phát hành và phí duy trì cho trọn thời gian sử dụng; cũng như áp dụng mức 0 đồng cho rất nhiều dịch vụ khác. Thẻ có thể được mở dễ dàng quayêu cầu trực tuyến trên Microsite, không mất thời gian, công sức ra ngân hàng.
Nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng tiện ích
Để đến gần hơn và hỗ trợ người dùng, các ngân hàng cần tích cực trong việc thay đổi và sáng tạo các dịch vụ mới tiện hơn cho người dùng, hơn là chỉ đem lại các ưu đãi phổ biến. Các giá trị cộng thêm, hay dịch vụ chăm sóc cũng là yếu tố quan trọng giúp người dùng thấy được tiện ích khi dùng thẻ tín dụng. Ví dụ như, ngoài các ưu đãi giảm giá lên đến 50% tại nhiều điểm liên kết như các ngân hàng thông thường, chủ thẻ Visa của Viet Capital Bank còn có tiện ích thanh toán hóa đơn bằng cách đăng ký một lần để trích tín dụng chi trả các hóa đơn điện, nước, internet,… hàng tháng. Đặc biệt, Trung tâm Dịch vụ Khách hàng của ngân hàng này cũng có đủ khả năng xử lý mọi yêu cầu của chủ thẻ, mà không cần khách hàng tốn thời gian trực tiếp đến các chi nhánh.
Rào cản e ngại về thẻ tín dụng được gỡ bỏ, cùng với sự cạnh tranh phát triển từ phía các ngân hàng sẽ còn đem đến nhiều quyền lợi hơn nữa cho các chủ thẻ. Đây sẽ góp phần là động lực thúc đẩy việc thanh toán không tiền mặt phát triển tại Việt Nam trong tương lai.
T.Thắng