1. Dòng sự kiện:
  2. Triển lãm CES 2025

Việt Nam chính thức tiến vào kỉ nguyên AI

Nhiều chuyên gia nhận định các kĩ sư Việt hoàn toàn có thể làm AI đồng thời nhiều sản phẩm AI của Việt Nam lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng khẳng định kỷ nguyên AI đã bắt đầu tại Việt Nam.

Sáng 21/12, Zalo AI Summit, hội thảo chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực AI do Zalo tổ chức diễn ra tại TP. HCM thu hút sự tham gia 230 lập trình viên và chuyên gia AI, trong đó, có nhiều tiến sĩ, thạc sĩ đã và đang nghiên cứu, phát triển AI tại thung lũng Silicon (Hoa Kỳ).
Sáng 21/12, Zalo AI Summit, hội thảo chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực AI do Zalo tổ chức diễn ra tại TP. HCM thu hút sự tham gia 230 lập trình viên và chuyên gia AI, trong đó, có nhiều tiến sĩ, thạc sĩ đã và đang nghiên cứu, phát triển AI tại thung lũng Silicon (Hoa Kỳ).
“Tổ chức một sự kiện liên quan đến AI, với các kỹ sư công nghệ hàng đầu tham dự, chúng tôi muốn chia sẻ với cộng đồng về việc Việt Nam chính thức tham gia vào làn sóng AI toàn cầu”, ông Vương Quang Khải, lãnh đạo Zalo, người dẫn dắt sự kiện Zalo AI bày tỏ.
“Tổ chức một sự kiện liên quan đến AI, với các kỹ sư công nghệ hàng đầu tham dự, chúng tôi muốn chia sẻ với cộng đồng về việc Việt Nam chính thức tham gia vào làn sóng AI toàn cầu”, ông Vương Quang Khải, lãnh đạo Zalo, người dẫn dắt sự kiện Zalo AI bày tỏ.

Theo các diễn giả tại hội thảo, AI đang là cơ hội để Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển và các cá nhân, doanh nghiệp nếu có quyết tâm thì có thể đi đầu trong ngành công nghiệp AI ngay tại thời điểm này. Các chuyên gia AI hy vọng sẽ cổ vũ cho các cá nhân, công ty cùng tham gia vào làn sóng AI mạnh mẽ hơn, thúc đẩy thúc đẩy cách mạng 4.0 ở Việt Nam

Lấy cảm hứng từ câu nói của CEO Google, Technology is the great equalizer (Công nghệ giúp đại đa số chưa phát triển bình đẳng với thiểu số đã phát triển), Thạc sĩ Phạm Kim Cương- người sáng lập Chongiadung.com - cho rằng AI là cơ hội của Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0.

Việt Nam chính thức tiến vào kỉ nguyên AI - 3

Thạc sĩ Phạm Kim Cương, tốt nghiệp ngành thu nhập thông tin và dữ liệu tại đại học Illinois (Hoa Kỳ), nhà sáng lập Chongiadung.com.

Niềm tin của thạc sĩ Cương đến từ việc các kiến thức và công nghệ về AI hiện đang được chia sẻ công khai trong giới học thuật trên toàn thế giới và người Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để lĩnh hội những công nghệ mới nhất về AI. Đồng quan điểm với ông Cương, tiến sĩ Bùi Duy Bách- nhà đồng sáng lập Arimo (công ty nổi tiếng ở thung lũng Silicon trong lĩnh vực AI) - cũng dẫn chứng từng có người Việt Nam ở Google được giới công nghệ ghi nhận đã có công đưa Deep Learning vào thực tế và khôi phục lại làn sóng nghiên cứu và ứng dụng AI đã dậm chân tại chỗ trong nhiều năm.

Tiến sĩ Bùi Duy Bách tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính của Đại học Illinois (Mỹ). Anh cũng là người đồng sáng lập Arimo – một công ty nổi tiếng ở thung lũng Silicon trong lĩnh vực ứng dụng AI lên IoT.
Tiến sĩ Bùi Duy Bách tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính của Đại học Illinois (Mỹ). Anh cũng là người đồng sáng lập Arimo – một công ty nổi tiếng ở thung lũng Silicon trong lĩnh vực ứng dụng AI lên IoT.

Nhắc lại ý của ông Cương, ông Bách cũng cho rằng AI là một lĩnh vực rất mới và nhiều tiềm năng, còn rất nhiều thứ để phát triển, vì vậy đây là thời điểm tốt để VN nắm bắt cơ hội này. Tiến sĩ Bùi Duy Bách cũng cho rằng AI là một trong những cơ hội hiếm hoi để VN có thể có tên trên bản đồ công nghệ thế giới như cách Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã làm được.

“Giống như Hàn Quốc, họ đã rất giỏi trong việc nắm bắt cơ hội từ sản xuất đến công nghệ thông tin. Gần đây chính phủ Trung Quốc đã có chương trình cấp quốc gia với mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực AI trên thế giới tính đến năm 2030 với giá trị khoảng 150 tỷ đô từ ngành công nghiệp này mang lại”.

Ở Việt Nam, tuy chưa có các chương trình các quốc gia, nhưng các diễn giả đều tin rằng các cá nhân và các công ty Việt Nam nếu có quyết tâm có thể tự lực để đi đầu trong sự phát triển về AI trong giai đoạn hiện nay.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Dũng, tốt nghiệp ngành điện tử và máy tính tại đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ), chuyên viên nghiên cứu AI tại Axon Public Safety Vietnam.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Dũng, tốt nghiệp ngành điện tử và máy tính tại đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ), chuyên viên nghiên cứu AI tại Axon Public Safety Vietnam.

Là một trong những đơn vị đang đầu tư phát triển AI, cũng là nhà tổ chức sự kiện Zalo AI Sumit, Zalo cho biết rất nhiều sản phẩm của đơn vị này như như Zing MP3, Baomoi, Laban, Zalo đều đang ứng dụng AI để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng. Tuy nhiên, trước làn sóng AI, đơn vị này đã lập một trung tâm nghiên cứu lấy tên là Zalo AI để viết tiếp giấc mơ của các kĩ sư Việt trong việc đuổi kịp làn sóng công nghệ toàn cầu. Theo tiết lộ của ông Khải, Zalo Brain và Zalo Assistant là 2 sản phẩm đầu tiên của trung tâm này.

Ông Vương Quang Khải, Thạc sĩ khoa học máy tính tại đại học Columbia (Hoa Kỳ), lãnh đạo tại Zalo
Ông Vương Quang Khải, Thạc sĩ khoa học máy tính tại đại học Columbia (Hoa Kỳ), lãnh đạo tại Zalo

“Đây là một cơ hội mang tính cách mạng cho Việt Nam, và khát vọng của chúng tôi là trở thành một phần của cuộc cách mạng đó” – Ông Khải cho chia sẻ.

Zalo AI Summit đã thu hút sự tham gia của hơn 230 lập trình viên chuyên nghiệp, chuyên gia AI. Ngoài các vấn đề kỹ thuật như những tiến bộ mới nhất của AI tính đến năm 2017, phát triển và ứng dụng Chatbot, cơ chế gợi ý thông minh…các diễn giả cùng chia sẻ những trăn trở, tâm huyết và khát vọng về AI ở Việt Nam.

Diễn giả của Hội thảo là các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đã từng có nhiều thời gian nghiên cứu về AI tại thung lũng Silicon (Hoa Kỳ)
Diễn giả của Hội thảo là các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đã từng có nhiều thời gian nghiên cứu về AI tại thung lũng Silicon (Hoa Kỳ)

PV