Lưu ý: Các bạn hãy nhớ sao lưu thiết bị Android của mình đầy đủ trước khi thực hiện theo bất kỳ hướng dẫn nào dưới đây.
1. Nguyên nhân từ các ứng dụng chạy ngầm bên trong
Các ứng dụng chạy ngầm bên trong và tiêu tốn nhiều tài nguyên là một trong những nguyên nhân gây đến hiện tượng nhanh hết pin của thiết bị. Các trình cập nhật tin trực tuyến, đồng bộ hóa và các thông báo nhắc nhở là những ứng dụng nằm trong nhóm nêu trên, những ứng dụng này có khả năng “đánh thức” thiết bị đột ngột hoặc theo thời gian định trước và có thể gây ra hiện tượng lag khá rõ khi các ứng dụng khác đang chạy.
Giải pháp khắc phục:
Trước hết chúng ta cần xác định ứng dụng nào đang làm tiêu hao pin nhiều nhất thông qua ứng dụng
Wakelock Detector. Sau khi cài chương trình về, bạn cần sạc pin thiết bị đến mức khoảng 90%, sau đó ngưng sạc pin và dể thiết bị chạy 1 đến 2 giờ đồng hồ để chương trình thu thập dữ liệu thống kê về hoạt động của các ứng dụng trên máy.
Khi mở Wakelock Detector, bạn sẽ thấy các thống kê của các ứng dụng đang chạy trên máy. Trên cùng của danh mục sẽ là ứng dụng “ngốn” pin nhiều nhất. Để có thêm chi tiết, bạn có thể vào mục More > Settings > chọn Advanced Mode để hiển thị các Tiến trình của hệ thống (System Processes).
Khi đã tìm thấy vấn đề, bạn sẽ quyết định vẫn cần dùng ứng dụng này nữa hay gỡ bỏ. Nếu bạn vẫn cần dùng ứng dụng này thì bạn có thể chọn vô hiệu hóa (disable) hoặc tạm ngưng (freeze) ứng dụng. Tuy nhiên cả hai tùy chọn này đều khiến cho ứng dụng không hoạt động tốt và nếu bạn thỉnh thoảng vẫn muốn dùng lại ứng dụng này thì tốt nhất cần phải kích hoạt chế độ ngủ đông (hibernate) cho ứng dụng. Các ứng dụng ở chế độ ngủ đông sẽ hoạt động trở lại bình thường khi bạn chọn khởi động nó. Để làm được việc này thì bạn cần dùng ứng dụng
Greenify [cần root máy].
Khi bạn đã chạy ứng dụng thì nhấn nút ‘+’ và bạn sẽ đến trang Phân tích ứng dụng (App Analyzer). Các ứng dụng nằm trong phần ‘Running in background’ và ‘May slow down the device when…’ là các ứng dụng “ngốn” pin và gây lag máy của bạn. Bạn chỉ cần chọn ứng dụng mà bạn muốn cho đi “ngủ đông” và sau đó chọn nút Accept là xong.
2. Nguyên nhân từ bộ nhớ của thiết bị
Một số thiết bị gặp vấn đề về bộ nhớ thấp và sẽ hoạt động kém khi dung lượng bộ nhớ lưu trữ đã bị chiếm quá 80%. Nếu có dấu hiệu bị lag máy thì đã đến lúc cần phải dọn dẹp lại bộ nhớ này của thiết bị. Như bạn đã biết, một số files dù đã bị xóa vẫn có khả năng phục hồi được (trừ khi bạn dùng file rỗng ghi đè lên file đó) và đây là một nguyên nhân chính trong việc chiếm giữ dung lượng bộ nhớ thiết bị.
Giải pháp khắc phục:
Forever Gone là một ứng dụng giúp chúng ta dọn dẹp bộ nhớ triệt để bằng cách lấp đầy bộ nhớ với các files .blank và sau đó dọn dẹp sạch sẽ các files này. Điều này sẽ đảm bảo việc xóa sạch các files và không thể phục hồi lại các files này bằng các ứng dụng phục hồi khác.
Bạn sẽ bắt đầu quá trình dọn dẹp khi nhấn vào 'Fill Free Space', có 2 hộp kiểm đã được đánh dấu mặc định đó là "Giải phóng các không gian bị chiếm dụng sau khi tiến trình chạy hoàn tất" và "Ngưng tiến trình xử lý khi điện thoại bị khóa”.
Lưu ý: ứng dụng ForeverGone này có thể không hoạt động tốt trên một số thiết bị do cấu hình một số thiết bị không thể xử lý được các nhiệm vụ (task) của nó.
3. Nguyên nhân từ bộ điều khiển bộ nhớ
Bộ điều khiển bộ nhớ (memory controller) là một phần của một hệ thống phần cứng có chức năng tiếp nhận thông tin phản hồi về hoạt động lưu trữ. Các thông tin sau đó được chuyển đến hệ thống Android. Việc chuyển tiếp thông tin này xảy ra rất nhanh, nhưng đôi khi bộ điều khiển bộ nhớ không nhận được thông tin phản hồi và khi đó bạn sẽ gặp sự cố “lag”. Và điều này sẽ làm chậm toàn hệ thống, cho đến khi bộ điều khiển nhận được tín hiệu để truyền cho hệ thống xử lý.
Giải pháp khắc phục:
Trước hết bạn cần kiểm tra hoạt động I/O (vào/ra) của thiết bị mình thông qua ứng dụng
Cool Tool – System Stats để xem liệu nó đang hoạt động trong mức vừa hay quá cao.
Nếu nó đang hoạt động quá cao (quá tải), thì bạn cần dùng ứng dụng LagFix [cần Root máy] để quét toàn bộ bộ nhớ, lấy thông tin và gửi về hệ thống xử lý của Android (nói chung là bỏ qua quá trình chờ đợi của hệ thống xử lý).
Lưu ý: Nếu bạn không cài đặt được LagFix từ Play Store thì có nghĩa là thiết bị của bạn không tương thích với hệ lệnh TRIM. Nếu vẫn cố tình cài đặt nó sẽ dẫn đến tình trạng thiết bị ngưng hoạt động.
4. Nguyên nhân gây “lag” các game
Nếu bạn thường xuyên chơi game với thiết bị Android của mình và bị “lag” trong khi chơi game thì một lần nữa hãy chú ý đến các dịch vụ và ứng dụng chạy ngầm bên trong đang “ngấu nghiến” bộ nhớ của thiết bị và ảnh hưởng đến quá trình chạy game.
Có 2 ứng dụng giúp bạn tối ưu bộ nhớ để chơi game trơn tru hơn.
1.
Game Booster là ứng dụng giúp dừng các dịch vụ và ứng dụng không cần thiết để giải phóng bộ nhớ RAM cho việc chơi game. Sau khi cài đặt Game Booster bạn chỉ cần chọn nút “+” và chọn game mà bạn muốn tăng tốc.
Sau đó bạn sẽ trở về màn hình giao diện chính và sẽ thấy game bạn chọn nằm trong danh mục. Nhấn chọn nó một lần nữa và ứng dụng sẽ tự động giải phóng bộ nhớ cho thiết bị của bạn và mở game cho bạn.
2. Ứng dụng
AutoKiller Memory Optimizer (cần root máy) cung cấp đến 7 cấp độ tùy chọn cho các mức giải phóng bộ nhớ khác nhau đối với các ứng dụng chạy ngầm bên trong, các ứng dụng cung cấp thông tin và các ứng dụng rỗng. Giá trị cấp độ chọn càng cao thì các nhiều các ứng dụng sẽ tự động bị “trảm” bởi AutoKiller.
Lưu ý: nếu không root máy thì ứng dụng này không hoạt động đúng chức năng. Bạn có thể chọn cấp độ tùy chọn mà mình thích hoặc tự thiết kế cấp độ cho riêng mình (nhưng cần cẩn thận với các giá trị mà bạn cài đặt vì nó có thể khiến các ứng dụng bị ngưng hoạt động một cách ngẫu nhiên). Với các bạn đã quen thuộc với ứng này thì có thể vào phần Tweaks & Tools để tối ưu hóa thêm cho thiết bị.
H.Nam
theo Hongkiat