Tuổi thọ của dữ liệu sao lưu đã lên đến gần 1 thế kỷ

Cùng với đó, giải pháp lưu trữ Azure Backup do Microsoft giới thiệu còn khắc phục được mối lo ngại đến từ virus và hạn chế của các hệ thống cũ.

Azure Backup, “chân kiềng” của công nghệ điện toán đám mây thế hệ thứ 5

Cùng với làn sóng công nghệ 4.0, tất cả các ứng dụng, thông tin phải được thực hiện, thao tác trên nền tảng điện toán đám mây và tương thích với nhau gần như trở thành điều kiện tiên quyết trong môi trường CNTT, quản lý và điều hành của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Dữ liệu số do đó cũng trở thành một trong số những tài sản có giá trị nhất và không thể thay thế được đối với cả cá nhân và doanh nghiệp.


 Ông Vũ Thành Nam (Đại diện Microsoft Việt Nam) – Trình bày về những rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt khi triển khai hệ thống CNTT trong buổi hội thảo tại Hà Nội vào ngày 27/3 vừa qua

Ông Vũ Thành Nam (Đại diện Microsoft Việt Nam) – Trình bày về những rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt khi triển khai hệ thống CNTT trong buổi hội thảo tại Hà Nội vào ngày 27/3 vừa qua

Để thêm một lớp bảo vệ bổ sung cho các thông tin quan trọng, nhiều công ty đã chọn để lưu trữ bản sao lưu của họ tại một địa điểm ngoại vi để cải thiện nguy cơ mất dữ liệu. Nếu như trước đây, việc chọn lựa các thiết bị ngoại vi vật lý, các doanh nghiệp thường phải đối mặt các vấn đề như tuổi thọ của thiết bị không cao (băng từ khoảng 10 năm, đĩa mềm khoảng 10 đến 20 năm, các loại phương tiện quang học cũng chỉ có thể kéo dài khoảng 30 năm) chưa kể đến việc vẫn phải đối mặt với các nguy cơ bị tổn hại từ các tác nhân bên ngoài như lửa, khói, nước, nhiệt quá mức, thiên tai và thậm chí cả bụi thì ngày nay phương thức lưu trữ đám mây tối tân, “khủng” nhất như Azure Backup loại bỏ hoàn toàn các vấn đề này, giúp người dùng nhanh chóng chuyển các tập tin qua internet với tốc độ tính bằng giây và tuổi thọ gần một thế kỷ.

Hơn thế nữa, các giải pháp lưu trữ truyền thống thâm chí là “đám mây” ở các phiên bản cũ thường có chi phí cao, đôi khi doanh nghiệp phải mua một dung lượng thực tế lớn hơn rất nhiều dung lượng cần thiết để lưu trữ, phải trả tiền cho những thứ mình không dùng đến thì ở giải pháp này với cơ chế quản lý lưu trữ tự động, người dùng không phải tốn chi phí cho việc sử dụng thiết bị lưu trữ tại chỗ. Sao lưu Azure tự động phân bổ và quản lý bộ nhớ sao lưu, sử dụng mô hình trả tiền cho những bộ nhớ sử dụng. Có nghĩa doanh nghiệp chỉ phải chi trả tiền cho bộ nhớ mà mình tiêu dùng. Đặc biệt, tùy vào gói dịch vụ, Azure Backup sẽ nhân bản backup thành 3 hoặc 9 bản giống nhau và đặt ở những máy chủ tách biệt nhằm đảm bảo khả năng phục hồi cho doanh nghiệp lên đến 99,9%.

Bên ngoài các yếu tố như lưu trữ lâu dài, tính bảo mật tuyệt đối với dung lượng lớn, tường lửa, chi phí cạnh tranh, tính ổn định của hệ thống, Azure Backup còn có khả năng mở rộng không giới hạn, mở rộng linh hoạt, mở rộng từng phần tuỳ theo yêu cầu của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp cắt giảm một khoản lớn chi phí đầu tư hạ tầng trong hiện tại và cả tương lai.

Mặt khác, vốn là một sản phẩm con trong hệ sinh thái đám mây của Microsoft Azure nên giải pháp này còn sở hữu “quyền năng” vượt trội mà các sản phẩm cạnh tranh khó có thể đạt tới. Đó là khả năng tích hợp với gần 600 ứng dụng trong hệ sinh thái đám mây của Microsoft Azure, thích ứng cao với các phần mềm vận hành riêng biệt theo từng doanh nghiệp; khả năng mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn lưu trữ (lưu trữ dự phòng cục bộ và lưu trữ địa lý dự phòng), khả năng di chuyển dữ liệu không giới hạn.

Doanh nghiệp tiếp cận Azure Backup như thế nào

Để dùng được Azure Backup, doanh nghiệp phải đăng kí dịch vụ điện toán đám mây Microsoft Azure. Hiện tại, Microsoft Azure được 90% các công ty thuộc top 500 Fortune tin cậy chọn lựa trong việc góp phần phát triển kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, sức tăng trưởng 120,000 khách hàng mỗi tháng phần nào chứng minh đây là dịch vụ điện toán đám mây có sức hút không hề nhỏ và phù hợp với xu hướng kinh doanh hiện đại.

Ông Đoàn Hữu Lợi – GĐ Trung tâm Điện toán đám mây (Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT) thông tin đến doanh nghiệp về các lợi ích thiết thực khi đăng ký dịch vụ Azure tại các đơn vị được cấp phép Microsoft CSP Tier-1 tại Việt Nam
Ông Đoàn Hữu Lợi – GĐ Trung tâm Điện toán đám mây (Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT) thông tin đến doanh nghiệp về các lợi ích thiết thực khi đăng ký dịch vụ Azure tại các đơn vị được cấp phép Microsoft CSP Tier-1 tại Việt Nam

Ngoài việc trực tiếp khai thác từ Microsoft, doanh nghiệp Việt có thể tìm đến các đơn vị được cấp phép Microsoft CSP Tier-1 tại Việt Nam để được hỗ trợ tốt hơn trong quá trình giao dịch, cài đặt sử dụng cũng như chăm sóc khách hàng. Việc lựa chọn đơn vị được Microsoft cấp phép cũng là giải pháp tối ưu nhất để được hỗ trợ bộ chứng từ hạch toán chuẩn theo luật pháp Việt Nam. Một trong số ít đơn vị được cấp phép tại Việt Nam có thể kể đến như Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT (FTI) thuộc FPT Telecom, đơn vị được biết đến trong nhiều năm qua với khả năng cung cấp các giải pháp CNTT toàn diện cho doanh nghiệp như Data Center, dịch vụ thoại, kênh thuê riêng, Office 365 và điện toán đám mây.

Microsoft Azure được xem là một “bộ sưu tập” hơn 600 dịch vụ điện toán đám mây khác nhau, bao gồm các phiên bản độc quyền của Microsoft và các dịch vụ công nghệ khác đến từ các đối tác uy tín của hãng. Kho dịch vụ này được bổ sung và nâng cấp liên tục cả về số lượng và chất lượng. Do đó, doanh nghiệp sau khi đăng ký dịch vụ chỉ phải là lựa chọn và tích hợp các dịch vụ điện toán phù hợp với nhu cầu của riêng mình, mà không bị giới hạn dung lượng.