1. Dòng sự kiện:
  2. Triển lãm CES 2025

Truyền hình trả tiền ở Việt Nam: Chọn sao cho đúng?

Truyền hình trả tiền (THTT) ở Việt Nam đang được cung cấp theo 3 hình thức: Truyền hình cáp (THC), Truyền hình số vệ tinh (THSVT) và truyền hình tương tác trên nền tảng Internet (IPTV).

Từ câu chuyện của truyền hình cáp

THC gần như là “sân chơi riêng” của VTV Cab và các công ty con với trên 80% thị phần.

Anh Đông – tiểu thương ở Quảng Ninh – chia sẻ: Gia đình anh đang dùng THC. Mặc dù đã đăng kí và hàng tháng trả tiền cho 2 tivi nhưng thực sự chỉ có 1 tivi là xem được các kênh đảm bảo chất lượng đúng như quảng cáo. Mặc dù các kĩ thuật viên đến sửa nhiều lần nhưng tivi nhà anh xem được vài hôm lại như cũ.

Theo các chuyên gia trong ngành truyền hình, THC có lợi thế là hạ tầng rộng, gần như không từ chối bất kì khách hàng nào kết hợp việc triển khai cũng rất dễ dàng. Và một yếu tố hết sức quan trọng là 1 thuê bao truyền hình cáp có thể chia sẻ ra nhiều TV để xem các kênh khác nhau. Tuy nhiên, do lượng thuê bao tăng nhanh chóng, các nhà đài tiết kiệm tiền bảo trì dẫn đến chất lượng dịch vụ xuống rất thấp. Người dùng hầu như không có kiến thức để lựa chọn giải pháp khác tốt hơn nên đành chấp nhận.

Đến bài toán của truyền hình số vệ tinh

Nếu như THC phải triển khai, đi dây loằng ngoằng từ ngoài hộp kĩ thuật vào đến nhà khách hàng thì THSVT được lắp đặt đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần 1 đầu thu kĩ thuật số và 1 ăng ten chảo (kích thước nhỏ), với vài thao tác đơn giản là người dùng đã có thể sử dụng. Dù ở đô thị hay miền núi, hải đảo xa xôi, ở đâu có sóng truyền hình là đầu thu kĩ thuật số đó có thể bắt được.

Tiên phong trong lĩnh vực THSVT tại Việt Nam là đầu thu MMDS do VTV cung cấp. Sau này có đầu thu DTH (thuộc VTV Cab), VTC, AVG và rùm beng nhất là K+. Lợi thế của THSVT là dễ lắp đặt thiết bị, dễ dùng nhưng đổi lại, người dùng sẽ phải trả 1 số tiền khá lớn để mua thiết bị.

Câu trả lời đến từ truyền hình tương tác IPTV

Truyền hình tương tác hay còn gọi là truyền hình theo yêu cầu – là công nghệ giải trí trên nền tảng Internet (IPTV). Công nghệ này cho phép người dùng có thể gửi yêu cầu của mình tới các nhà cung cấp dịch vụ để được thỏa mãn mong muốn của mình. Ngoài các kênh truyền hình, IPTV còn mang tới những ứng dụng, tiện ích mà THC hay THSVT không thể làm được như: video theo yêu cầu (V.O.D), nhạc theo yêu cầu (M.O.D), mua sắm qua tivi,…

Tại Việt Nam, FPT Telecom là đơn vị tiên phong triển khai dịch vụ truyền hình tương tác IPTV vào năm 2006 với thiết bị và dịch vụ mang tên iTV (sau này được đổi tên là OneTV). Lần đầu tiên, người tiêu dùng được xem lại các nội dung đã phát trên truyền hình trong vòng 48 tiếng mà không quan tâm đến việc kênh đó có đang được phát lại trên hệ thống của các nhà đài hay không. Và cũng từ thời điểm đó, khách hàng có thể được theo dõi các bộ phim hấp dẫn ngay trên tivi mà không phải chờ lịch phát sóng của nhà đài hay phải thuê đĩa về xem. Bởi, FPT Telecom đã tích hợp kho phim theo yêu cầu lên thiết bị của mình.

OneTV - Dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu được nhận giải
thưởng CNTT-TT TP.HCM lần V

OneTV - Dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu được nhận giải thưởng CNTT-TT TP.HCM lần V


Tiếp tục theo đuổi chiến lược chiếm lĩnh không gian giải trí tại nhà bằng công nghệ IPTV, các kĩ sư của FPT Telecom không ngừng nghiên cứu và phát triển công nghệ này. Đầu năm 2013, FPT Telecom cho ra mắt thiết bị giải trí cao cấp với tên gọi FPT Play HD. Đây là sản phẩm tích hợp giữa 1 bộ giải mã (set top box) IPTV với các tính năng của 1 chiếc HD Media Player. Nếu người dùng muốn theo dõi các kênh truyền hình thì FPT Play HD cung cấp các gói dịch vụ với trên 100 kênh truyền hình, đầy đủ các kênh HD của VTV Cab, VTC HD và K+. Kho nội dung theo yêu cầu cũng được nâng cấp đáng kể khi toàn bộ các bộ phim đều ở chuẩn HD, phụ đề Việt với chuẩn âm thanh vòm DTS 5.1 hoặc 7.1

Bộ sản phẩm FPT Play
HD

Bộ sản phẩm FPT Play HD

Ngoài việc nâng cấp các tính năng cơ bản của 1 thiết bị IPTV, FPT Play HD còn được bổ sung thêm các tính năng, phần mềm giúp người dùng có thể tương tác với nhiều cộng đồng mạng để tìm thấy nội dung mà mình mong muốn. Nổi bật nhất trong các tính năng bổ sung này phải kể đến Movie Finder khi người sử dụng có thể tìm kiếm, tải phim và đặc biệt có thể xem phim online, chất lượng Full HD và chuẩn âm thanh DTS mà không cần tới ổ cứng – điều mà chưa có đơn vị cung cấp dịch vụ số nào làm được. Bên cạnh Movie Finder, FPT Play HD còn tích hợp thêm các mạng xã hội như Facebook, Twitter; các dịch vụ số nổi tiếng như Youtube, ZingTV, VNExpress, Nhacso.net,..

Về chi phí để sử dụng FPT Play HD, người dùng chỉ phải trả 1.600.000 đồng và được tặng thêm 01 đường truyền Internet cáp quang, tốc độ 12Mbps. Còn cước sử dụng hàng tháng nếu dùng đầy đủ các nội dung (gồm cả xem K+) cũng chỉ ở mức 333.700 đồng. (Giá chưa bao gồm VAT và cước sử dụng Internet).