1. Dòng sự kiện:
  2. Triển lãm CES 2025

Trong tương lai, chúng ta có thể mở khóa điện thoại bằng ... môi

(Dân trí) - Bên cạnh nhận diện vân tay, smartphone cũng sẽ nhận diệc được mạch máu trên tay, DNA, khuôn mặt, võng mạc, mống mắt, cử chỉ, nhịp tim, mùi hương, hay thậm chí là cả chuyển động của đôi môi.

Công nghệ nhận dạng dựa trên sinh trắc học là một lĩnh vực đã được con người tìm hiểu và phát triển từ rất lâu, điển hình là dấu vân tay từng được sử dụng thay cho chữ ký dưới thời kỳ Babylon cổ đại thuộc thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên.

Ngày nay, bên cạnh việc trang bị cảm biến vân tay, smartphone cũng có thể nhận diệc được mạch máu trên tay, DNA, khuôn mặt, võng mạc, mống mắt, cử chỉ, nhịp tim, hay thậm chí là cả mùi hương trên cơ thể.

Ông Cheung và nhóm nghiên cứu tự tin về giải pháp bảo mật mới của họ.
Ông Cheung và nhóm nghiên cứu tự tin về giải pháp bảo mật mới của họ.

Giờ đây chúng ta lại có thêm một nhận dạng mới, đó là chuyển động môi. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Baptist (Hồng Kông) mới đây đã giới thiệu công nghệ tạm gọi là "mật mã đôi môi", cho phép các thiết bị thông minh nhận dạng được chuyển động môi của người dùng để làm mật khẩu.

Theo đó, bằng cách dựa trên hình dáng, kết cấu, chuyển động của đôi môi và cả âm thanh nó phát ra, công nghệ mới này sẽ có thể nhận dạng chính xác danh tính từng người. Ông Cheung Yiu-ming, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Với cùng một mật khẩu nhưng nếu được thực hiện bởi 2 người khác nhau thì thiết bị vẫn sẽ phân biệt được."

Mở khóa điện thoại bằng môi, phương pháp nghe có vẻ phi lý nhưng trên thực tế lại có tính ứng dụng cao.
"Mở khóa điện thoại bằng môi", phương pháp nghe có vẻ phi lý nhưng trên thực tế lại có tính ứng dụng cao.

Cũng theo nhóm nghiên cứu, phương thức này mang đến một vài lợi thế so với các phương pháp bảo mật thông thường. Thứ nhất, nó chống lại được sự bắt chước, do dựa trên sự kết hợp rắc rối giữa chuyển động và hình dáng đôi môi. Bên cạnh đó, phương thức này ít bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh hơn so với xác thực bằng giọng nói; đồng thời có thể dễ dàng thay đổi/đặt lại mà không có rào cản về ngôn ngữ.

"Mật mã đôi môi" còn mang đến nhiều ứng dụng tiềm năng trong việc xác thực giao dịch qua smartphone hay thẻ ATM. Nó cũng có thể được dùng kết hợp với các hình thức khác như mã code, khuôn mặt,... để tăng cường tính bảo mật, nhóm nghiên cứu cho biết.

Công nghệ này từng được cấp bằng sáng chế tại Mỹ vào năm 2015, tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa được áp dụng vào thực tế.

Nguyễn Nguyễn

Theo Tech Radar

Trong tương lai, chúng ta có thể mở khóa điện thoại bằng ... môi - 3