Thực phẩm biến đổi gen có ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường?

(Dân trí) - Sau nhiều năm nghiên cứu, đưa ra thực tiễn trồng, sử dụng trên khắp toàn cầu, một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là cây trồng và thực phẩm biến đổi gen có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, môi trường?


Ngô biến đổi gen được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và nhiều nước khác.

Ngô biến đổi gen được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và nhiều nước khác.

TS Enright, Phó giám đốc điều hành về lĩnh vực NôŮg nghiệp và Thực phẩm tại Tổ chức Công nghiệp Công nghệ Sinh học (BIO), trong một hội nghị thượng đỉnh Công nghiệp Sinh học được tổ chức ở thành phố Fargo do Hành lang Nghiên cứu Thung lũng Sông Hồng (Red River Valley Research Corridor) và Khoa Nông ngŨiệp và Công nghệ Hệ thống Sinh học trường Đại học Bang North Dakota, Hoa Kỳ đã đưa ra nhận định: “Công nghệ sinh học (CNSH) đang được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, môi trường công nghiệp và nông nghiệp. Dù đang được chấp nhận và ứng dụng rộŮg rãi trong hai ngành y tế và môi trường công nghiệp nhưng việc chấp nhận CNSH trong ngành nông nghiệp thì lại không dễ dàng như vậy.”

Để hiểu rõ hơn về CNSH, đặc biệt là về cây trồng và thực phẩm biến đổi gen có ảnh hưởng như thếĠnào đến sức khỏe, môi trường, chúng ta cần phải hiểu sinh vật biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen là gì, những nghiên cứu nào về tác động đến sức khỏe con người và môi trường đã thực hiện trong quá trình phát triển cây trồng biến đổi gen và đánh giáĠcủa các tổ chức uy tín trên thế giới ra sao, như WHO hay FDA.

Biến đổi gen và những nghiên cứu khoa học

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cây trồng biến đổi gen (GM) được tạo ra từ “công nghệ sinh học hiện đạiℝ (hay còn gọi theo các cách “công nghệ gen”, “công nghệ DNA tái tổ hợp”, “kỹ thuật di truyền”) cho phép những gen đơn lẻ được chọn lựa để chuyển từ sinh vật này vào sinh vật khác, cũng như giữa các loài không có họ hàng. Công nghệ này sử dụng sinh vật Ţiến đổi gen (GMO), tức các sinh vật mang vật liệu di truyền (DNA) đã được biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người và không theo cách thức thông thường diễn ra trong tự nhiên.

Mục tiêu ban đầu phát triển cây trồng trên nền tảng sũnh vật biến đổi gen là nhằm cải thiện khả năng bảo vệ thực vật. Các loại cây trồng biến đổi gen hiện nay trên thị trường chủ yếu nhằm mục đích tăng mức độ bảo vệ thực vật thông qua việc đưa vào khả năng đề kháng chống lại các bệnh thực vật gây ra bởi ţôn trùng hoặc virus hoặc do tăng sức chống chịu thuốc diệt cỏ.

Thực phẩm chuyển gen được phát triển và mua bán ngày càng rộng rãi trên thế giới bởi những đặc tính và lợi thế nổi bật của loại thực phẩm này cho cả nhà sản xuất và ngưᷝi tiêu dùng. Người dùng có thể tiếp cận một sản phẩm mới với mức giá thấp hơn, giá trị lợi ích nhiều hơn (về độ lâu bền, giá trị dinh dưỡng hoặc cả hai). Các nhà phát triển hạt giống biến đổi gen muốn sản phẩm của họ được nhà sản xuất chấp nhận nên đã Ŵập trung vào những cải tiến mà người nông dân (và ngành công nghiệp thực phẩm nói chung) đánh giá cao.

Các nghiên cứu tính an toàn đối với sức khỏe con người

Cũng theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (ŗHO), hàng chục cơ quan khoa học danh tiếng nhất trên toàn thế giới, trong đó bao gồm Học viện Khoa học Quốc gia, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã nghiên cứu kỹ thuật di truyền trong suốt hơn 30 năm qua.

CâyĠtrồng biến đổi gen chịu sự kiểm soát gắt gao của ba cơ quan quản lý khác nhau chỉ riêng tại Mỹ. Trung bình phải mất 5 đến 10 năm để phát triển và kiểm nghiệm một loại cây trồng an toàn đối với người tiêu dùng và môi trường. Sau đó sẽ mất thêm 2 đến 4 năm để Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ, Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đánh giá. Vì hầu hết nông dân Mỹ sẽ không trồng những loại cây biến đổi gen mà họ không thể xuất khẩu ra thị trường thế giới ở châu Âu, châu Á và Nam Mỹ, nên sự chờ đợi thậm chí còn kéo dài hơn để xin được phê duyệt ở nước ngoài. Do vậy, trước khi một loại cây trồng mới được bán trên thị trường, sự an toàn của nó đã được xác nhận bởi những nhà quản lý ở hàng chục các quốc gia.

Hoạt động đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn nào có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người được thực hiện toàn diện trên 6 yếu tố, gồm ảnh hưởng sức khỏe một cách trực tiếp (độc tính); khuynh hướng gây phản ứng dị ứng (dị ứng); các thành phần cụ thể chứa chất dinh dưỡng hoặc chất độc hại; sự ổn định của gen chèn; sự ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng liên quan đến biến đổi gen và bất kỳ tác dụng không mong muốn từ kết quả củaĠsự chèn gen. Trong các cuộc thảo luận lý thuyết với nhiều khía cạnh khác nhau, có ba vấn đề chính được tranh luận nhiều nhất là khuynh hướng gây ra phản ứng dị ứng (dị ứng), chuyển gen và lai xa.

Trong khi đối với các loại thực phẩŭ phát triển theo truyền thống thường không thể kiểm tra được nguy cơ gây dị ứng thì cách thức để kiểm tra vấn đề này ở thực phẩm biến đổi gen Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và WHO đánh giá. Và kết quả đạt được là: không có khả năŮg gây dị ứng nào được tìm thấy trong thực phẩm chuyển gen hiện nay trên thị trường.

Ngoài ra, sự di chuyển của các gen từ cây trồng biến đổi gen vào cây trồng thông thường hoặc giữa những loài họ hàng trong tự nhiên (gọi tắt là "laũ xa"), cũng như sự pha trộn của các loại cây trồng từ hạt giống thông thường với những hạt giống được trồng từ cây trồng biến đổi gen, có thể có tác động gián tiếp đến an toàn thực phẩm và an ninh lương thực. Theo WHO, nguy cơ này là có thật, được nhậnĠđịnh khi phát hiện một loại ngô chỉ được chấp thuận sử dụng làm thức ăn gia súc xuất hiện trong sản phẩm ngô cho người tiêu dùng tại Hoa Kỳ. Một số nước đã áp dụng chiến lược phân chia rõ rệt các cánh đồng trồng cây trồng biến đổi và cây trồng thông thường để hạn chế hiện tượng lai xa. Các biện pháp để giám sát sau mua bán các sản phẩm thực phẩm biến đổi gen và tính khả thi của các biện pháp này vẫn đang được thảo luận nhằm mục đích kiểm soát liên tục độ an toàn của sản phẩm thực phẩm biến đổi gen.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, trên thực tế vẫn có khả năng tồn tại độc tố trong thực phẩm biến đổi gen, bởi vì cây trồng truyền thống và cây trồng chuyển gen chỉ khác nhau về gen quy định tính trạng mong muốn, lượng độc tố tự nhiêŮ (nếu có) tồn tại trong cây trồng truyền thống cũng sẽ có mặt trong cây trồng chuyển gen. Tuy nhiên có một thực tế là trong thực phẩm chúng ta ăn từ xưa đến nay đều tồn tại độc tố ở hàm lượng nhất định, hầu hết ở mức độ an với người sử dụng.

ļ/p>

Nghiên cứu tác động với môi trường

Việc nghiên cứu tác động đối với môi trường cần trải qua việc đánh giá về nguy cơ của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường, những rủi ro mà môi trường có thể phải tiếpĠnhận. Quy trình đánh giá rủi ro bao gồm đánh giá về các đặc tính của cây trồng biến đổi gen và những ảnh hưởng, tính ổn định của các đặc tính đó trong môi trường, kết hợp cùng những đặc điểm sinh thái của môi trường nơi thử nghiệm. Đánh giá cũng bao gồŭ những tác động ngoài mong đợi từ kết quả của việc chèn các gen mới. Việc đánh giá an toàn đối với môi trường cần chứng minh được khả năng của sinh vật biến đổi gen.

Việc đánh giá tính an toàn của cây trồng biến đổi gen đối với môiĠtrương bao gồm việc chứng minh được khả năng lây lan các gen biến đổi vào quần thể hoang dã; sự lưu giữ các đặc tính của gen đã biến đổi sau khi thu hoạch; tính nhạy cảm của các sinh vật phi mục tiêu (ví dụ như các côn trùng không phải sâu bệnh) đối vớũ các sản phẩm gen; tính ổn định của gen; tính giảm bớt về quang phổ của các cây trồng khác bao gồm mất đa dạng sinh học; và việc tăng cường sử dụng hóa chất trong nông nghiệp. Các khía cạnh an toàn môi trường của cây trồng biến đổi gen thay đổi tùy thuộc đáng kể vào điều kiện của từng địa phương.

Báo cáo về tác động kinh tế và môi trường của cây trồng biến đổi gen gia đoạn từ 1996-2012 (GM Crops: Global Socio-Economic and Environmental Impacts 1996-2012) do PG Economics đưa ra vào đầu tháng 7 vừa qua nhận định, cây trồng biến đổi gen mang lại không những lợi ích cả về kinh tế mà còn cho cả môi trường.

“Một nửa thu nhập và phần lớn lợi ích môi trường có được là liên quan đến thay đổi trong việc sử dụng thuốc trừ sâu và giảm lượng khí thải nhà kính ở các nước đang phát triển”, Graham Brookes, đồng tác giả của báo cáo cho biết.

č

Thói quen canh tác của nông dân cũng đang giúp giảm thiểu những tác động đến môi trường nếu họ sử dụng hạt giống CNSH. Báo cáo cho biết từ năm 1996-2012, lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ được sử dụng đã giảm tới 500 triệu kg, tức 8,8%, do vậy tác độnŧ với môi trường liên quan đến việc sử dụng thuốc diệt cỏ và trừ sâu giảm tới 18,7%.

Báo cáo cũng cho biế, lượng khí CO2 phát thải cũng giảm đi nhờ việc tiết giảm lượng nhiên liệu hóa thạch sử dụng cho các loại máy kéo. Cụ thể năm 2İ12, giảm được 27 tỷ kg CO2 thải vào trong bầu khí quyển - con số này tương đương với việc ngừng sử dụng 12 triệu ô tô mỗi năm.

Tổng kết lại, theo đánh giá của WHO, “những thực phẩm chuyển gen có mặt trên thị trường hiện nay đều quaĠđược các cuộc đánh giá rủi ro và không có khả năng gây hại cho sức khỏe người dùng. Điều này được chứng minh dựa vào kết quả tiêu thụ của phần lớn người dân tại các quốc gia phê duyệt sử dụng thực phẩm biến đổi gen.”

<Ţ>Trung Anh

Ngày 27 tháng 8 năm 2014 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã chính thức ký Quyết định số 1836/QĐ-BTNMT cấp Giấy chứng nhận An toàn siŮh học cho sự kiện ngô biến đổi gen MON 89034 của công ty TNHH Dekalb Việt Nam, thuộc tập đoàn Monsanto. Đây là sự kiện ngô BĐG đầu tiên và duy nhất nhận được giấy chứng nhận của Bộ TNMT tại thời điểm này.