Samsung đã biến Galaxy Note9 thành “chiếc công tắc” kết nối cuộc sống như thế nào?
(Dân trí) - Tại IFA 2018, Samsung đã trình diễn rất nhiều công nghệ đột phá được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo(AI) và và công nghệ kết nói vạn vật (IoT). Và điều này cũng vô cùng rõ nét trên siêu phẩm Galaxy Note9 vừa ra mắt được Samsung tích hợp khá nhiều công nghệ IoT và AI từ pin, camera, bút S Pen đến trợ lý ảo Bixby… với tham vọng thay đổi cách người dùng tương tác với smartphone trong tương lai.
Thiết kế không còn là điều giới số hóa quan tâm, sau sự kiện ra mắt smartphone cao cấp của Samsung. Galaxy Note9 không có nhiều đột phá về thiết kế bên ngoài so với phiên bản tiền nhiệm, song lại được giới chuyên môn đánh giá cao bởi thiết bị nặng 201g này sở hữu vô số công nghệ kết nối vạn vật thông minh (IoT)và trí tuệnhân tạo (AI) tiên tiến nhất hiện nay. Đây cũng là chiếc smartphone mà DJ Koh - Chủ tịch kiêm Trưởng bộ phận Truyền thông di động và CNTT Samsung cho là "tốt nhất của tốt nhất”, đón đầu kỷ nguyên smartphone kết nối cuộc sống mọi nơi mọi lúc trong tương lai.
Các lãnh đạo của Samsung cũng cho biết, họ đã nhìn thấy tương lai không thể chối bỏ của trí tuệ thông minh kết nối vạn vật. Thực tế, công nghệ IoT và AI đã được hãng nhắc đến nhiều lần trước sự kiện ra mắt Note9. Ông Kim Hyun Suk - Trưởng bộ phận điện tử tiêu dùng của Samsung từng tiết lộ tầm nhìn trước báo giới rằng: “Tại Samsung, chúng tôi tin rằng IoT sẽ hoạt động dễ dàng như việc bật công tắc. Với các sản phẩm và dịch vụ mới được công bố tại CES 2018, chúng tôi đang làm cho IoT đơn giản và liền mạch hơn”.
Ông Kim cũng cho biết, Samsung sẽ đẩy mạnh áp dụng IoT cho mọi sản phẩm điện dụng đến năm 2020. Tuy nhiên, tiến độ này đã được hãng công nghệ lớn nhất Hàn Quốc đẩy nhanh hơn dự kiến, với sự kiện ra mắt của Galaxy Note9 ngày 9/8 vừa qua. Siêu phẩm mới được ví như “chiếc công tắc” kết nối cuộc sống và khơi mào cuộc chạy đua công nghệ IoT và AI giữa các ông lớn ngành điện tử.
Công nghệ IoT vượt ngoài sức tưởng tượng
Với Galaxy Note9, công nghệ IoT của Samsung đã vượt ra khỏi khái niệm “Internet of Things” (Kết nối vạn vật), mà vươn lên thành “Intelligence of Things” (Trí thông minh vạn vật). Thiết bị IoT nhiều cải tiến đột phá nhất phải kể đến chiếc bút stylus – “linh hồn” của Galaxy Note9. S Pen vốn chỉ để vẽ, viết nay đã trở thành chiếc “remote” trình chiếu slide, chụp ảnh từ xa, điều khiển chơi nhạc và phát video mà không cần chạm vào màn hình.Samsung còn ưu ái chọn loại công nghệ Bluetooth tiết kiệm năng lượng (BLE) cho Note9, có thể sạc nhanh trong vài giây thông qua khe đặt bút.
Cuối năm nay, Samsung sẽ cho phép nhà phát triển ứng dụng tích hợp các tính năng BLE của S Pen vào phần mềm của họ. Các lập trình viên có thể tùy biến các tính năng cho bút thông qua ứng dụng của bên thứ ba được Samsung hỗ trợ bộ công cụ phát triển SDK.
Sau S Pen, Samsung cũng từ bỏ phụ kiện Dex Station cố định trên Note8, thay vào đó là sợi cáp chuyển đổi USB Type C sang HDMI3 để biến Note9 thành chiếc laptop nhỏ gọn. Khi kết nối với màn hình máy tính, thiết bị có thể dùng như bàn di chuột (touchpad) trên laptop, hoặc hoạt động như màn hình hiển thị thứ hai độc lập và đầy đủ chức năng.
Đón đầu xu hướng kết nối nhanh như chớp trong tương lai, Samsung cũng cho biết Galaxy Note9 đã được trang bị sẵn chuẩn kết nối Internet 5G tốc độ gấp 100 lần 4G LTE. "Nếu 3G mang Internet vào trong túi của bạn, thì 5G sẽ nhân tốc độ đó lên hàng trăm lần", ông Tim Baxter – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Samsung Electronics America nhấn mạnh tầm quan trọng của kết nối 5G đối với IoT trong tương lai.
Bên cạnh đó, Galaxy Note9 còn là smartphone có dung lượng pin lớn nhất dòng Note của Samsung. Với 4.000mAh, hỗ trợ sạc nhanh và sạc không dây, người dùng có thể kết nối IoT mọi nơi mọi lúc, trọn vẹn hơn mà không lo bị gián đoạn trải nghiệm.
Công nghệ AI phủ khắp Galaxy Note9
Galaxy Note9 không chỉ trang bị công nghệ IoT, mà còn mang cả trí tuệ nhân tạo AI vào camera và phần mềm. Trong sự kiện ra mắt siêu phẩm mới, Samsung lướt qua khá nhanh những thông số ấn tượng về camera kép cùng độ phân giải 12MP, có khả năng thay đổi khẩu độ từ f/2.4 đến f/1.5 ngang ngửa máy ảnh chuyên nghiệp … Thay vào đó, hãng nhấn mạnh Galaxy Note9 là smartphone có camera thông minh nhất từ trước đến nay.
Với AI, camera Note9 có thể nhận diện từng thành phần trong một bức ảnh cụ thể, sau đó phân loại và tự điều chỉnh, tối ưu hóa độ tương phản, màu sắc theo các thuật toán tích hợp. Không những thế, AI còn nhận diện khuyết điểm trên bức ảnh chụp được như lấy nét sai, ảnh bị nhòe, ảnh chụp có người đang nhắm mắt... hay đưa ra thông báo trong trường hợp ống kính bẩn hoặc điều kiện ánh sáng chưa lý tưởng.
Samsung cũng dành khá nhiều thời gian để nói về trợ lý ảo thông minh Bixby 2.0 với giọng nói nghe tự nhiên hơn và tương tác với người dùng tốt hơn. Bixby 2.0 kết hợp với các ứng dụng như Uber, Yelp, Google Maps... cho phép người dùng đặt bàn, đăt vé, hỏi thông tin đường trực tiếp bằng giọng nói. "Nếu bạn thích ẩm thực của Pháp, chỉ việc nhấc điện thoại lên và hỏi Bixby về những nhà hàng như vậy ở gần đây", ông Ji Soo Yi - Phó chủ tịch Chiến lược AI của Samsung Mỹ nói về người trợ lý mới.
Đến hết năm 2018, ước tính có 14 triệu máy Samsung được kích hoạt Bixby. Samsung cũng thông báo rằng Bixby 2.0 sẽ không chỉ bó hẹp trên smartphone mà đến năm 2020, tính năng này sẽ có mặt trên mọi sản phẩm của hãng từ tivi, tủ lạnh, máy giặt đến laptop, đồng hồ và loa thông minh… Người dùng có thể ngồi ở nhà làm việc với laptop trên văn phòng, sử dụng mọi thiết bị ở nhà khi đang lái xe hơi… thông qua Bixby điều khiển bằng gọng nói.
Sau một năm ấp ủ, Samsung đã biến Galaxy Note9 từ một chiếc smartphone thời trang thành chiếc “remote” mở ra thế giới trải nghiệm vô tận với hệ sinh thái công nghệ của mọi thiết bị và dịch vụ. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng Note9 và ứng dụng SmartThings để điều khiển các thiết bị kết nối thuộc hệ sinh thái Galaxy, hoặc hoàn thành nhiều tác vụ hơn với trợ lý ảo thông minh Bixby.
Với hàng loạt công nghệ có sự góp mặt của IoT và AI, Galaxy Note9 đang trở thành siêu phẩm smartphone đáng chú ý nhất nửa cuối năm nay.
PV