Những gương mặt gây tranh cãi nhất trên Internet 2008

(Dân trí) -Từ hacker tới chuyên gia bẻ khoá bản quyền, những thành viên ưu tú của cộng đồng IT thế giới này đều góp phần tích cực "hâm nóng" mạng Internet trong năm theo nhiều cách khác nhau.

Dan Kaminsky

Những gương mặt gây tranh cãi nhất trên Internet 2008 - 1

Chuyên viên bảo mật hiện đang làm IOActive này đột ngột được giới truyền thông quan tâm sau khi phát hiện ra lỗi DNS nghiêm trọng "có từ thời khởi thuỷ của Internet".

Trên Internet, tên miền dễ nhớ và địa chỉ IP dạng số để máy tính hiểu được của các website không trùng nhau. DNS (Domain name System) là hệ thống có trách nhiệm hướng dẫn trình duyệt web từ tên miền thông thường tìm tới được địa chỉ IP. Lỗi Kaminsky phát hiện ra giúp hacker can thiệp vào quá trình dẫn đường này, khiến người dùng bị âm thầm đưa đến các website khác không mong muốn. Đây là lỗi cực kì nghiêm trọng, điển hình như nạn nhân có thể bị "dắt tay" tới các website ngân hàng giả mạo, "tự nguyện" đưa tài khoản ngân hàng cho kẻ thủ ác mà không hề hay biết.

Julian Assange

Những gương mặt gây tranh cãi nhất trên Internet 2008 - 2

Bà là người đồng sáng lập Wikileaks.org, website chuyên đăng tải thông tin, tài liệu nội bộ bị rò rỉ trên khắp thế giới. Vụ "nổi đình đám" đầu tiên của site "buôn chuyện" này là các bằng chứng tố cáo tổng thống Kenya Daniel arap Moi bòn rút của cải của đất nước nghiêm trọng. Wikileaks nổi tiếng nhờ chính sách đăng tải mọi thông tin có được, bất kể thông tin đó gây tác hại đến mức độ nào, như các văn kiện về nhà tù dành cho khủng bố ở Vịnh Guatanamo của Mĩ, ngân hàng Cayman Island rửa tiền, hoặc gần đây nhất là vụ ứng viên phó tổng thống Mĩ Sarah Palin bị hack mất tài khoản email.

Anne Wojcicki và Linda Avey

Những gương mặt gây tranh cãi nhất trên Internet 2008 - 3

Chỉ với phí 400 đô la và một mẫu nước bọt, công ty 23andMe của hai người sẽ gửi lại cho khách hàng bản đồ DNA, cùng bình luận về sức khoẻ, hoặc thậm chí dữ liệu về các bệnh về gen của riêng họ.

Hãng công nghệ sinh học của hai người "đánh" vào phần nhạy cảm, riêng tư nhất của mỗi con người: bộ gen. Họ tự tin về viễn cảnh một thế giới mới, nơi mỗi người đều nắm được thông tin DNA của mình, để giải quyết những vấn đề thế giới hôm nay bất lực. Wojcicki còn là vợ của Sergey Brin, đồng sáng lập hãng tìm kiếm khổng lồ Google, người tuyên bố có khả năng mắc bệnh liệt rung (Parkinson) nhờ kết quả điều tra DNA của... công ty vợ.

Charlie Miller

Những gương mặt gây tranh cãi nhất trên Internet 2008 - 4

Chuyên gia bảo mật tại Security Evaluators này hẳn là người bị fan Apple căm ghét nhất do cố chứng minh sản phẩm "quả táo" không hề bảo mật hơn các đối thủ khác trên thị trường. Thành tích mới nhất của ông là người đầu tiên tấn công từ xa thành công vào "pháo đài" iPhone vào hè năm 2007, cũng như là người đầu tiên tìm ra lỗi nghiêm trọng trong MacBook Air vào tháng 3/2008 - lỗi chỉ mất... 2 phút để thực thi.

Brad Fitzpatrick

Những gương mặt gây tranh cãi nhất trên Internet 2008 - 5

Nhà phát triển phần mềm hiện đang làm cho Google này là bộ não của dự án OpenID, với tham vọng dùng một tên và mật khẩu duy nhất cho mọi website toàn Internet.

Dự án của Fitpatrick vẽ nên viễn cảnh một thế giới ảo mà trong đó tất cả người dùng kết nối với nhau qua một mạng xã hội khổng lồ, liên kết bằng tài khoản OpenID. Người dùng sẽ được chứng thực tài khoản qua các nhà cung cấp dịch vụ đều thuộc loại "có tiếng tăm" như  AOL, BBC, Google, IBM, Microsoft, MySpace, Versigil, Yandex, Yahoo.

Jon Lech Johansen

Những gương mặt gây tranh cãi nhất trên Internet 2008 - 6

Chàng thanh niên Na Uy 27 tuổi với biệt danh "DVD Jon" này là một trong những người dẫn đầu "phong trào" bẻ khoá phần mềm quản lý nội dung số. Anh nổi tiếng từ năm 1999 khi tung ra DeCSS giúp bẻ khoá bảo vệ các đĩa DVD thông dụng bấy giờ, giải phóng người dùng khỏi giới hạn khu vực và giới hạn sao chép phim. Johansen là đại diện cho phong trào thách thức mô hình kinh doanh số hiện tại, vốn tập trung vào giới hạn người dùng chia sẻ những gì đã mua được, hơn là tìm cách cung cấp sản phẩm đa dạng hơn.

Sau khi suýt bị truy tố vì phát tán DeCSS, Johansen còn... tích cực hơn nữa trong việc chế ra các phần mềm bẻ khoá, như phần mềm bẻ khoá nhạc mua từ iTune Store của Apple vào năm 2002, phần mềm giúp người dùng Linux xem phim bị Microsoft khoá mã chỉ chạy trên Windows vào năm 2005 v.v.. Bất chấp chỉ trích của các nhà sản xuất về việc vi phạm luật bản quyền, Johansen chỉ ra rằng người đã mua sản phẩm có toàn quyền nhân bản, lưu trữ, trích xuất cho mục đích cá nhân những gì mình đã sở hữu.

Hoàng Hải
Theo Popularmechanics

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm