Người dùng mạng xã hội đối mặt nhiều nguy cơ tiềm ẩn
(Dân trí) - Các mạng xã hội hàng đầu hiện nay như Facebook, Twitter… đang dần trở thành môi trường “béo bở” cho các tên tội phạm mạng, nghiên cứu mới đây của hãng bảo mật Sophos cho biết.
Thêm một lần nữa, thư rác (spam email) lại trở thành một mối lo lớn. Trong cuộc nghiên cứu mới đây, hãng bảo mật Sophos cho biết 67% người đang sử dụng các mạng xã hội, như Facebook, Twitter đã từng bị nhận được thư rác ít nhất một lần trong năm qua.
Tệ hơn, 40% tổng số người dùng mạng xã hội đã từng nhận được malware và các phần mềm độc hại. Con số này gần gấp đôi so với thống kê của năm 2009.
Thêm vào đó, 43% người dùng đã từng bị lừa đảo thông qua các trang mạng xã hội, mà chủ yếu đã bị hacker đánh cắp mật khẩu và các thông tin cá nhân.
Cũng trong cuộc nghiên cứu này, 82% người dùng được hỏi cho rằng Facebook chính là môi trường chính của những vấn nạn trên.
“Số lượng của những vấn đề bảo mật trên các mạng xã hội ngày càng tăng cao trong 2 năm qua” – Graham Clulley, chuyên gia bảo mật của Sophos cho hay. “Spammer (những kẻ phát tán thư rác) đã chuyển qua môi trường mạng xã hội, nơi mà vấn đề bảo mật và lọc thư rác không được quan tâm đúng mức như trên các dịch vụ email. Thêm vào đó, mạng xã hội dễ bị khai thác hơi bởi lẽ người dùng tin tưởng vào những thông tin được gửi đến từ “bạn” của mình, mặc dù họ không biết chính xác đó là ai”.
Vào tháng 11 năm ngoái, hãng bảo mật Digital Society đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm trang các website lớn nhất hiện nay, và chỉ ra rằng cả Facebook lẫn Twitter đều không vượt qua được những cuộc kiểm tra bảo mật, mặc dù cách đây 1 năm, Facebook và McAfee đã hợp tác với nhau để tăng cường tính năng bảo mật cho trang mạng xã hội này.
Cuộc nghiên cứu này cho thấy vấn đề bảo mật và an toàn thông tin trên Facebook lại một lần nữa khiến người dùng cảm thấy lo lắng. Và theo lời khuyên của các chuyên gia, hãy sử dụng các thông tin “ảo” trên một “xã hội ảo” để đảm bảo an toàn.
Tệ hơn, 40% tổng số người dùng mạng xã hội đã từng nhận được malware và các phần mềm độc hại. Con số này gần gấp đôi so với thống kê của năm 2009.
Thêm vào đó, 43% người dùng đã từng bị lừa đảo thông qua các trang mạng xã hội, mà chủ yếu đã bị hacker đánh cắp mật khẩu và các thông tin cá nhân.
Twitter và Facebook là môi trường hoạt động mới của hacker
Cũng trong cuộc nghiên cứu này, 82% người dùng được hỏi cho rằng Facebook chính là môi trường chính của những vấn nạn trên.
“Số lượng của những vấn đề bảo mật trên các mạng xã hội ngày càng tăng cao trong 2 năm qua” – Graham Clulley, chuyên gia bảo mật của Sophos cho hay. “Spammer (những kẻ phát tán thư rác) đã chuyển qua môi trường mạng xã hội, nơi mà vấn đề bảo mật và lọc thư rác không được quan tâm đúng mức như trên các dịch vụ email. Thêm vào đó, mạng xã hội dễ bị khai thác hơi bởi lẽ người dùng tin tưởng vào những thông tin được gửi đến từ “bạn” của mình, mặc dù họ không biết chính xác đó là ai”.
Vào tháng 11 năm ngoái, hãng bảo mật Digital Society đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm trang các website lớn nhất hiện nay, và chỉ ra rằng cả Facebook lẫn Twitter đều không vượt qua được những cuộc kiểm tra bảo mật, mặc dù cách đây 1 năm, Facebook và McAfee đã hợp tác với nhau để tăng cường tính năng bảo mật cho trang mạng xã hội này.
Cuộc nghiên cứu này cho thấy vấn đề bảo mật và an toàn thông tin trên Facebook lại một lần nữa khiến người dùng cảm thấy lo lắng. Và theo lời khuyên của các chuyên gia, hãy sử dụng các thông tin “ảo” trên một “xã hội ảo” để đảm bảo an toàn.
Phạm Thế Quang Huy
Theo DigitalTrends
Theo DigitalTrends