M-Commerce Việt Nam - Mảnh đất hứa đang chờ được khai phá

Là một hình thức của E-Commerce (Thương mại điện tử), M-Commerce (Thương mại di động) đã phát triển nhanh chóng theo sự thay đổi của công nghệ và hành vi người dùng. Xu hướng này đã trở thành một hiện tượng lớn được đông đảo doanh nghiệp quan tâm.

“Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so Nhật Bản. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.”

Đó là nhận định được đưa ra tại hội thảo chuyên đề "Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và năng động trong khu vực APEC" đầu tháng 09/2017 vừa qua. Tại hội thảo này cũng đưa ra những dự đoán về TMĐT toàn cầu sẽ tăng từ 230 tỷ USD trong 2014 lên 1.000 tỷ USD năm 2020.

Những con số thống kê đó đã cho thấy được một thị trường sôi động, đầy tiềm năng của TMĐT Việt Nam. Và thị trường nay đang dịch chuyển mạnh mẽ sang một hình thức mới, M-Commerce – Xu hướng của doanh nghiệp trong thời đại di động bùng nổ. Theo báo cáo “Chỉ số TMĐT Việt Nam 2017” do Hiệp hội TMĐT Việt Nam công bố, có hơn 49% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua ứng dụng các hàng trên di động và con số này được dự đoán sẽ còn tăng rất nhanh trong thời gian tới. Ngoài ra, hãng nghiên cứu thị trường IHS cho biết, số người sử dụng smartphone năm 2017 sẽ đạt 1.5 tỷ người và có xu hướng ngày càng gia tăng.

Một sự thay đổi lớn đang diễn ra đối với TMĐT Việt Nam.
Một sự thay đổi lớn đang diễn ra đối với TMĐT Việt Nam.

Hành vi người tiêu dùng thay đổi.

Theo thống kê hiện đã có hơn 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh và nối mạng Internet. Người dùng đã và đang trong giai đoạn “Mobile hóa”. Chị Trương Huyền Giang, NVVP, Q11, cho biết: “Mình thường sử dụng điện thoại để online, tìm kiếm thông tin, lướt web vì dùng điện thoại nhanh hơn, tiết kiệm nhiều thời gian”. Chị Hoài Đông, chủ cửa hàng quần áo, Q. Phú Nhuận chia sẻ rằng: “Mình thường dùng Zalo để truy cập trên điện thoại, ứng dụng này tích hợp cả nhắn tin, cửa hàng, cả các trang tin tức nữa nên tiện lợi hơn bật laptop và vô từng trang khác nhau.”

Chính hành vi online của người tiêu dùng thay đổi, dẫn đến hành vi mua sắm cũng đổi khác. Các sàn giao dịch TMĐT như Zalo, Lazada, Tiki... cũng đã xây dựng những ứng dụng mobile để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Theo báo cáo mới nhất của Appota, doanh thu quảng cáo toàn thị trường Việt Nam năm 2016 đạt 400 triệu đôla. Trong đó, quảng cáo trên di động là 200 triệu đôla. Việt Nam đang thuộc top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng quảng cáo trên di động nhanh nhất hiện nay, vào khoảng 35% mỗi năm.

Điều này đã cho thấy động thái của các doanh nghiệp đang dịch chuyến sang nền tảng mobile – một sân chơi mới đầy tiềm năng.

M-Commerce – “mảnh đất hứa” mới

Với những số liệu thống kê trên, M-Commerce chính là tương lai của ngành TMĐT. Nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Mọi thứ chỉ được thực hiện bởi thao tác chạm và đặc biệt chính là môi trường mobile khiến cho mọi thông tin, mặt hàng đến với người tiêu dùng dễ dàng hơn. Một số ứng dụng nhắn tin như Zalo, Line, WeChat đã tận dụng số lượng người dùng của mình mà nhanh chóng nắm bắt thời cơ, phát triển thêm mảng M-Commerce tích hợp trong ứng dụng nhắn tin. Điển hình như Zalo, với hơn 80 triệu người dùng, nền tảng này tích hợp cả nhắn tin, nghe gọi và thương mại điện tử, trở thành một kênh kinh doanh hiệu quả mới cho các doanh nghiệp.

M-Commerce Việt Nam - Mảnh đất hứa đang chờ được khai phá - 2

Sự thay đổi nhanh chóng của M-Commerce và những biến chuyển kinh tế sẽ còn tiếp tục phát triển. Nhưng với xu hướng hiện nay và những thông số đã trình bày, những dự đoán về một tương lai M-Commerce lên ngôi sẽ chắc chắn trở thành hiện thực. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm hiểu và tận dụng khai thác “mảnh đất hứa” này để đứng vững trước những thay đổi sắp tới của thời đại.

PV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm