"Hiểu" máy quay

Kích thước của cảm biến ảnh càng lớn, độ nhạy càng cao hay máy quay sẽ cho chất lượng ổn định hơn một khi trang bị bộ công nghệ chống rung quang học,... là một vài điều mà khách hàng rất quan tâm trước khi mua cho mình một chiếc máy ghi hình.

“Chỉ số pixel càng nhiều, chất lượng hình ảnh càng tốt”

Một máy quay DV và một DV luôn có cùng số dòng phân giải ngang: 720 x 576 pixel hay 414.000 pixel. Hiện nay, một máy quay với giá bán thấp cũng có ít nhất một chip cảm biến ảnh 800.000 pixel với độ phân giải có khi vượt quá cả 414.000 pixel. Số pixel dư thừa thực sự không được “phân chia” cho hình ảnh mà cho các bộ xử lý số khác nhau mà nó được trang bị như zoom số, chế độ 16:9, bộ ổn định hình ảnh và chế độ chụp ảnh (rất chuộng pixel).

Tuy nhiên, rõ ràng rằng không phải tất cả các máy quay đều cho ra những hình ảnh chất lượng như nhau mặc dù độ phân giải là giống nhau. Sự khác biệt về chất lượng này không nằm ở số pixel của cảm biến ảnh mà là do công nghệ sản xuất (ví dụ như những thấu kính cực nhỏ làm tăng độ nhạy), do chất lượng của bộ phận quang học (các thấu kính thu sáng), do bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự/số (số hóa theo cách tối ưu hơn hay kém hơn những nguồn điện cung cấp) và do bộ xử lý, nhìn chung là số hóa, đảm bảo các chức năng phơi sáng tự động trực tiếp đồng đều, nội suy (sáng tạo thêm 2 thông tin màu còn thiếu trên một pixel của một màu dữ liệu), chỉnh gamma, chỉnh màu, giảm ồn, bão hòa màu sắc và định dạng số DV hay MPEG-2.

"Bộ ổn định quang tốt hơn bộ ổn định số”

Bộ ổn định hình ảnh số cần có một lượng phần trăm phạm vi hình ảnh để hoạt động. Thế nên để có cùng một sự ổn định hình ảnh nó phải tốn pixel nhiều hơn cho một cảm biến ảnh 4 triệu pixel đối với một cảm biến ảnh 800.000 pixel. ở một số model, hoạt động của bộ ổn định số gây cản trở chế độ hình ảnh 16:9 hoặc làm giảm phạm vi hình ảnh (như ở Canon MVX25i). Nhưng về tổng thể, hiệu quả của nó đang được tăng lên theo thời gian khi đôi lúc thật khó tìm ra sự khác biệt với một bộ ổn định quang.

Theo kinh nghiệm, người ta ghi nhận rằng một bộ ổn định quang khiến các thao tác “trôi chảy” trong khi bộ ổn định số lại làm chúng như bị “đóng băng”. Các bộ ổn định quang giữ được lợi thế quan trọng: Nó có thể giảm rung động và ổn định vững vàng khi camera chuyển động.

“Giải pháp chỉ định lượng pixel và số dòng quét”

Số dòng quét biểu thị lượng pixel trên một hình ảnh (ví dụ: một video 720 x 576 pixel). Sự chuyển đổi này chỉ rõ khả năng của một cảm biến ảnh khi phân chia 2 điểm liền kề trên một diện tích (2,54 cm2). Nó được biểu thị bởi dpi. Kết luận: số dòng quét = kích cỡ ảnh / sự chuyển đổi.

“Sony có ống kính Carl Zeiss và Panasonic thì có Leica”

Các công ty Đức Carl Zeiss và Leica không sản xuất trực tiếp các bộ quang học dành cho máy quay của Sony và Panasonic nhưng hợp thức hóa một cách đơn giản trách nhiệm sản xuất của mình. Người cộng sự này luôn là một lý lẽ marketing để thuyết phục người tiêu thụ. Sony cũng tự mình sản xuất các bộ quang và mặt khác người ta ghi nhận rằng các máy quay chuyên dụng của Sony có bộ quang học đóng dấu Sony chứ không phải của Carl Zeiss.

“Cảm biến ảnh càng lớn, độ nhạy càng cao”

Mặc dù một cảm biến ảnh 1:3 đưa tới một diện tích ánh sáng lớn hơn một cảm biến ảnh 1:6 nhưng điều đó cũng không đảm bảo một độ nhạy sáng tốt hơn. Bởi vì các tham số khác cũng nhập cuộc, ví như chất lượng thấu kính, hiệu ứng của bộ xử lý và bộ cảm biến (bộ phận “lau chùi” được ít hay nhiều tiếng ồn tác động lên hình ảnh).

Đó chính là trường hợp của các máy quay Sony mà bộ cảm biến có những tế bào Super HAD (Hole Accumulation Diode) giúp cải thiện độ nhạy. Người ta có thể khẳng định rằng không một máy quay nào trên thị trường có được một độ nhạy thật sự tốt. Nhìn chung, các model của Canon vẫn đỡ bị phàn nàn nhất, sau đó là Sony.

“3 CCD tốt hơn CCD đơn”

Xét về mặt tổng thể, ý kiến này không còn được giữ nguyên từ khi máy quay có 3 cảm biến ảnh (CCD) thâm nhập vào thị trường với giá rất thấp. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự cạnh tranh hạ giá thành sản xuất. Để bán một máy quay 3 CCD với giá thấp nhất là 650 euro, nhà sản xuất bắt buộc phải thêm vào các thành phần cấu tạo kém chất lượng hơn đối với bộ quang học, cảm biến ảnh và bộ xử lý.

Kết quả của cuộc tranh đua: Một công nghệ tốt như thế của một máy quay CCD, với sự chính xác về hình ảnh và thể hiện sắc độ cũng chỉ bằng một máy quay có duy nhất một cảm biến ảnh 2 Megapixel. Tóm lại, tốt nhất là mua một máy quay 2 Megapixel loại tốt hơn là một máy quay 3 CCD tồi.

“Máy quay của tôi có một chế độ 16:9 thật sự”

Trong khi một máy quay có chế độ 16:9 có thể quay một hình nén thẳng đứng để thuận theo chỉ số toàn cảnh mà người ta gọi là hình méo. Hình ảnh này phải được duyệt trên một màn hình 16:9 để hiển thị một cách bình thường hay một màn hình tương thích 16:9 (chỗ khuyết sẽ được che khuất bởi những dải đen). Từ vài năm nay, một số máy quay có trường 16:9 sử dụng hàng triệu pixel cho bộ cảm ứng để tăng phạm vi quan sát. Sự cải thiện này được gọi một cách sai lầm là “chế độ 16:9 thật sự” bởi người tiêu dùng và nhà sản xuất và đã trở thành một lý lẽ thuyết phục để bán hàng.

Theo M.A.D

Số hóa/Lesnumériques

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm