Hàng triệu máy tính toàn cầu sẽ mất kết nối Internet vào ngày 9/7
(Dân trí) - Hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người dùng Internet trên toàn cầu có thể sẽ bị mất kết nối vào ngày 9 tháng 7 tới đây, do sự ảnh hưởng của loại virus có tên gọi DNS Changer - FBI, Google lẫn Facebook đưa ra lời cảnh báo.
Thông tin về loại virus này đã từng được Cục Điều tra Liên Bang (FBI) đưa ra cảnh báo lần đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái, sau khi họ bắt giữ một nhóm 6 hacker người Estonia, là thủ phạm gây ra loại phần mềm độc hại này.
Virus DNS Changer, đúng như tên gọi của nó, sau khi lây nhiễm vào máy tính của người dùng sẽ làm thay đổi hệ thống DNS của máy tính, hiểu một cách đơn giản như “cuốn danh bạ điện thoại” của Internet. Virus này sẽ chuyển hướng người dùng đến các máy chủ DNS giả mạo, thông thường là các trang web giả mạo, lừa đảo hoặc những trang web quảng bá sản phẩm giả mạo.
Trong phản ứng nhằm đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng Internet, FBI đã sử dụng hệ thống máy chủ của chính phủ Mỹ để tạo ra một hệ thống Internet “sạch”, thay thế cho hệ thống máy chủ DNS giả mạo để đảm bảo người dùng bị lây nhiễm loại virus DNS Changer vẫn có thể tiếp tục sử dụng Internet như thông thường.
Song song với hệ thống mạng “sạch” được tạo ra, FBI đã khuyến khích người dùng Internet trên toàn cầu hãy sử dụng các công cụ để kiểm tra xem máy tính của mình liệu có lây nhiễm virus DNS Changer hay không.
Người dùng có thể sử dụng dịch vụ của Tổ chức DNS Changer Working Group (truy cập tại đây) hoặc sử dụng chính công cụ của FBI cung cấp (truy cập tại đây) để kiểm tra và khắc phục vấn đề nếu máy tính bị lây nhiễm loại mã độc hại này.
Vào ngày 9/7 tới đây, tức là thứ 2 tuần sau, FBI sẽ đóng cửa hệ thống máy chủ tạm thời mà mình đang duy trì trong thời gian qua. Điều này đồng nghĩa với việc nếu máy tính của người dùng vẫn còn bị lây nhiễm loại virus DNS Changer và chưa kịp loại bỏ và khắc phục thì máy tính sẽ không thể truy cập vào Internet do các máy chủ DNS tạm thời do FBI cung cấp đã ngưng hoạt động.
Trong trường hợp phát hiện ra bị lây nhiễm loại mã độc hại này, theo các chuyên gia bảo mật, người dùng nên sao lưu toàn bộ dữ liệu quan trọng trên ổ cứng (sao lưu ra các thiết bị lưu trữ bên ngoài) sau đó sử dụng các phần mềm diệt virus mạnh mẽ để quét toàn bộ hệ thống của mình.
Các chuyên gia bảo mật cũng khuyên người dùng nên sử dụng đồng thời nhiều công cụ bảo mật khác nhau để kiểm tra độ “sạch” của hệ thống, để đảm bảo rằng không rơi vào trường hợp xấu nhất là không thể tiếp tục truy cập Internet vào ngày 9/7 tới đây.
Vào tháng trước, cả Google lẫn Facebook cũng đã lên tiếng cảnh báo người dùng với việc khả năng bị mất kết nối Internet do khả năng lây nhiễm loại virus DNS Changer.
Trong tháng 5, Google dự đoán loại virus nguy hiểm này có thể đã lây nhiễm trên hơn 570 ngàn người dùng trên toàn cầu và con số này có thể tăng lên gần 4 triệu người dùng trong thời gian qua.
DNS Changer lợi dụng một lỗ hỏng bảo mật trên hệ điều hành Windows để cài đặt một phần mềm độc hại trên máy tính của nạn nhân. Phần mềm này sẽ ngăn chặn hoạt động của phần mềm diệt virus có trên hệ thống nâng cấp cơ sở dữ liệu cũng như khiến trình duyệt không thể nhận ra đang truy cập vào các trang web giả mạo.
Mặc dù máy tính bị lây nhiễm có thể xảy ra các tình trạng như kết nối Internet chậm hơn, phần mềm diệt virus không nâng cấp được hoặc máy ì ạch hơn… tuy nhiên rất ít người dùng có thể nhận ra các triệu chứng này để có thể khắc phục kịp thời.
Biện pháp đề phòng hữu hiệu nhất là nhờ đến các phần mềm diệt virus mạnh mẽ và uy tín để kiểm tra hệ thống của bạn. Bạn đọc có thể sử dụng các phần mềm diệt virus đã từng được Dân trí giới thiệu như Avast Antivirus (download tại đây) hay Dr.Web CureIt (download tại đây) để kiểm tra và đảm bảo hệ thống “sạch”, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.
Virus DNS Changer, đúng như tên gọi của nó, sau khi lây nhiễm vào máy tính của người dùng sẽ làm thay đổi hệ thống DNS của máy tính, hiểu một cách đơn giản như “cuốn danh bạ điện thoại” của Internet. Virus này sẽ chuyển hướng người dùng đến các máy chủ DNS giả mạo, thông thường là các trang web giả mạo, lừa đảo hoặc những trang web quảng bá sản phẩm giả mạo.
Nếu bị lây nhiễm DNS Changer, máy tính của bạn sẽ bị mất kết nối Internet từ ngày 9/7 tới đây
Trong phản ứng nhằm đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng Internet, FBI đã sử dụng hệ thống máy chủ của chính phủ Mỹ để tạo ra một hệ thống Internet “sạch”, thay thế cho hệ thống máy chủ DNS giả mạo để đảm bảo người dùng bị lây nhiễm loại virus DNS Changer vẫn có thể tiếp tục sử dụng Internet như thông thường.
Song song với hệ thống mạng “sạch” được tạo ra, FBI đã khuyến khích người dùng Internet trên toàn cầu hãy sử dụng các công cụ để kiểm tra xem máy tính của mình liệu có lây nhiễm virus DNS Changer hay không.
Người dùng có thể sử dụng dịch vụ của Tổ chức DNS Changer Working Group (truy cập tại đây) hoặc sử dụng chính công cụ của FBI cung cấp (truy cập tại đây) để kiểm tra và khắc phục vấn đề nếu máy tính bị lây nhiễm loại mã độc hại này.
Vào ngày 9/7 tới đây, tức là thứ 2 tuần sau, FBI sẽ đóng cửa hệ thống máy chủ tạm thời mà mình đang duy trì trong thời gian qua. Điều này đồng nghĩa với việc nếu máy tính của người dùng vẫn còn bị lây nhiễm loại virus DNS Changer và chưa kịp loại bỏ và khắc phục thì máy tính sẽ không thể truy cập vào Internet do các máy chủ DNS tạm thời do FBI cung cấp đã ngưng hoạt động.
Trong trường hợp phát hiện ra bị lây nhiễm loại mã độc hại này, theo các chuyên gia bảo mật, người dùng nên sao lưu toàn bộ dữ liệu quan trọng trên ổ cứng (sao lưu ra các thiết bị lưu trữ bên ngoài) sau đó sử dụng các phần mềm diệt virus mạnh mẽ để quét toàn bộ hệ thống của mình.
Các chuyên gia bảo mật cũng khuyên người dùng nên sử dụng đồng thời nhiều công cụ bảo mật khác nhau để kiểm tra độ “sạch” của hệ thống, để đảm bảo rằng không rơi vào trường hợp xấu nhất là không thể tiếp tục truy cập Internet vào ngày 9/7 tới đây.
Vào tháng trước, cả Google lẫn Facebook cũng đã lên tiếng cảnh báo người dùng với việc khả năng bị mất kết nối Internet do khả năng lây nhiễm loại virus DNS Changer.
Trong tháng 5, Google dự đoán loại virus nguy hiểm này có thể đã lây nhiễm trên hơn 570 ngàn người dùng trên toàn cầu và con số này có thể tăng lên gần 4 triệu người dùng trong thời gian qua.
DNS Changer lợi dụng một lỗ hỏng bảo mật trên hệ điều hành Windows để cài đặt một phần mềm độc hại trên máy tính của nạn nhân. Phần mềm này sẽ ngăn chặn hoạt động của phần mềm diệt virus có trên hệ thống nâng cấp cơ sở dữ liệu cũng như khiến trình duyệt không thể nhận ra đang truy cập vào các trang web giả mạo.
Mặc dù máy tính bị lây nhiễm có thể xảy ra các tình trạng như kết nối Internet chậm hơn, phần mềm diệt virus không nâng cấp được hoặc máy ì ạch hơn… tuy nhiên rất ít người dùng có thể nhận ra các triệu chứng này để có thể khắc phục kịp thời.
Biện pháp đề phòng hữu hiệu nhất là nhờ đến các phần mềm diệt virus mạnh mẽ và uy tín để kiểm tra hệ thống của bạn. Bạn đọc có thể sử dụng các phần mềm diệt virus đã từng được Dân trí giới thiệu như Avast Antivirus (download tại đây) hay Dr.Web CureIt (download tại đây) để kiểm tra và đảm bảo hệ thống “sạch”, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.
Phạm Thế Quang Huy
Tổng hợp
Tổng hợp