“Hái ra tiền” trên ứng dụng nhắn tin miễn phí cho di động

Không cần đầu tư nhiều vốn liếng, chỉ cần biết nắm bắt xu thế khách hàng cộng nhiều người đang kiếm thu nhập “khủng” hàng tháng trên các ứng dụng nhắn tin miễn phí.

Anh Dũng (36 tuổi), hiện là chủ shop in ốp lưng theo yêu cầu ở Hà Nội. Bắt đầu công việc ở một công ty nhà nước nhưng rồi không bằng lòng với môi trường làm việc ì ạch, anh rời vị trí an toàn để tìm con đường kinh doanh riêng. Tình cờ, trong chuyến đi Hàn Quốc, nhìn thấy một người đang vẽ vào ốp lưng điện thoại của mình, anh bỗng nãy ra ý định cá nhân hóa vật dụng này. Vậy là ý tưởng “In ốp lưng” điện thoại theo yêu cầu ra đời.

Anh Dũng - một người học Viễn thông đã chuyển sang dùng Zalo để buôn bán
Anh Dũng - một người học Viễn thông đã chuyển sang dùng Zalo để buôn bán

Lúc đầu, cũng như nhiều người khác, anh dùng Facebook do đây là mạng xã hội rất phổ biến. Tuy nhiên, theo thời gian, Facebook trở nên không hiệu quả do khách hàng ảo khá nhiều và khả năng tiếp cận nhiều khách hàng cũng giảm đi. Lúc đó, Zalo bắt đầu nổi lên và anh đã nhanh chóng “nhảy” sang nền tảng này. Anh mở một tài khoản trên Zalo lấy tên là Ốp Lưng In Hình – PhoneArtist. Là người đã từng học về công nghệ nên anh khá “nhạy cảm” với các xu hướng mới. Việc này đã giúp ích cho anh khá nhiều trong việc kinh doanh trên Internet.

Theo anh thì ưu điểm của Zalo là khách hàng thật nên tương tác cũng thật. Anh dùng Zalo như một nơi trưng bày sản phẩm và kênh tư vấn cho khách hàng. Thỉnh thoảng, anh bỏ ra một chút tiền để mua quảng cáo trên Zalo để tăng mức độ tiếp cận khách hàng.

Hiện tại thì doanh số mỗi tháng của anh đang tăng gấp ba nhờ Zalo. Anh Dũng chia sẻ rằng, sản phẩm của anh ngoài việc bảo vệ điện thoại, laptop còn có còn mang đến ý nghĩa về mặt tinh thần. Đây là sản phẩm cần tư vấn rất nhiều nên sử dụng Zalo khá thuận tiện.

Trẻ hơn anh Dũng đến 10 tuổi, Đặng Văn Phú cũng sử dụng Zalo để bán hàng gần một năm nay. Trước khi chuyển hướng sang tự kinh doanh, Phú đã từng làm việc cho một Agency quảng cáo.

Trước đây, anh có sở thích sưu tầm ví da nam. Tuy nhiên, trong quá trình mua hàng, Phú nhận ra là thật khó để có thể kiếm được một chiếc ví da nam hợp ý mình do mẫu mã đa số là “khá đứng tuổi”. Do đó, Phú quyết tâm đầu tư kinh doanh mặt hàng này nhưng tập trung phân khúc trẻ hơn.

Cửa hàng trực tuyến “Phố hàng da” của anh Phú trên Zalo
Cửa hàng trực tuyến “Phố hàng da” của anh Phú trên Zalo

Giống anh Dũng, Phú nhìn thấy tiềm năng của Zalo. Khách hàng nam, trẻ tuổi là những người dùng di động khá nhiều. Nếu anh mở “cửa hàng” trên ứng dụng này, anh có thể tận dụng được tập khách hàng ở đây.

Để tăng hiệu quả, anh đặc biệt chú trọng đến hình ảnh sản phẩm và khâu tư vấn khách hàng. Anh lí giải rằng bán hàng qua Internet khác hoàn toàn với mua tận cửa hàng do người mua không được sờ vào sản phẩm nên hình ảnh rất quan trọng. Ngoài ra, người dùng cũng cần nhiều thông tin để đi đến quyết định mua hàng hơn bình thường nên cần đầu tư vào khâu tư vấn. Vậy nên song song với việc “trưng bày” sẵn phẩm trên Zalo Store, anh cũng kết hợp dùng tin nhắn miễn phí của Zalo để trò chuyện nhiều hơn với khách hàng. Những nhân viên bán hàng cho shop của anh đều được đào tạo qua về kĩ năng tư vấn khách hàng qua Zalo.

Hiện tại, sau một năm “khởi nghiệp”, anh Phú đang tạm hài lòng với công việc buôn bán của mình. Anh chia sẻ vui là sắp kiếm đủ tiền để mua được ô tô rồi.

Anh Phú đang rất hài lòng với cuộc sống hiện tại. Ảnh: NVCC
Anh Phú đang rất hài lòng với cuộc sống hiện tại. Ảnh: NVCC

Anh Dũng, anh Phú chỉ là 2 điển hình trong số rất nhiều người biết tận dụng lợi thế từ Internet để kiếm thu nhập về cho bản thân. Trong thời đại công nghệ, việc kinh doanh đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần có một chút ý tưởng, quyết tâm và sự nhạy cảm với thị hiếu, nhiều người có thể dễ dàng đổi đời với các nền tảng như Zalo, Wechat hay Instagram.

PV