Hà Nội “khai tử” truyền hình Analog

Sự “bắt tay” giữa UBND TP Hà Nội và Truyền hình An Viên sẽ giúp các gia đình chính sách, hộ nghèo Thủ đô tiếp cận truyền hình số, khai tử truyền hình analog cuối năm 2016.

Bà Phan Lan Tú - Giám đốc Sở Thông tin & Truyền
thông Hà Nội

Bà Phan Lan Tú - Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội

<įdiv>Về kế hoạch số hóa phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn Hà Nội theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bà Phan Lan Tú - Giám đốţ Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội, bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội và TS Trần Đăng Tuấn - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu - Truyền hình An Viên đã có những chia sẻ thiết thực.

Truyền hǬnh số hạ “knock-out” truyền hình analog

- Thưa bà Phan Lan Tú, để thực hiện đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ, Hà Nội đã đề ra kế hoạch gì và đến thời điểm này thực hiện ra sšo?

Bà Phan Lan Tú: TP Hà Nội là địa phương đầu tiên đã ban hành kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 3/1/2014, dự kiến hoàn thành cơ sở hạ tầng truyền dẫn, phát sóng số trước ngày 31/12/2015, từng bước kết thúc phát sóng tất cả kênhĠchương trình truyền hình trên hạ tầng analog mặt đất để chuyển sang hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2016.

Hiện tại, Thành phố phối hợp với 3 đơn vị được cấp phép toàn quốc trong việc xây dựng cơ sở hạ tầnŧ truyền dẫn, phát sóng số; thành lập một công ty được cấp phép cơ sở hạ tầng truyền dẫn, phát sóng số để thực hiện nhanh lộ trình số hóa truyền hình. Ngoài ra, tất cả người dân phải chuyển đổi, có đầu thu, công nghệ để tiếp cận với truyền hình số.

Ċ

- Bà có thể nói rõ hơn về lợi ích từ kế hoạch số hóa phát sóng truyền hình?

Bà Phan Lan Tú: Việc chuyển đổi sang truyền hình số sẽ phục vụ người dân được cung cấp chất lượng truyền hình tốt hơn, đồng thời góp phần làm cảnhĠquan Hà Nội đẹp hơn do không còn dây, cũng như phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân…

Hà Nội kỳ vọng gì từ hợp tác vớũ Truyền hình An Viên?

Bà Phan Lan Tú - Giám đốc Sở Thông tin & Truyền
thôŮg Hà Nội

TS Trần Đăng Ŕuấn - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu - Truyền hình An Viên tặng đầu thu kỹ thuật số An Viên cho các hộ nghèo Hà Nội.

- Nhiều ý kiến cho rằng, kế hoạch số hóa truŹền hình sẽ gặp khó khăn do những hộ nghèo, gia đình chính sách khó bỏ tiền mua thiết bị đầu thu? TP Hà Nội có giải pháp khắc phục thế nào?

Bà Phan Lan Tú: TP Hà Nội dự kiến chi 61 tỷ tiền ngân sách để hỗ trợ các gia đình chính sácŨ, hộ nghèo, hộ cận nghèo mua đầu thu nhằm chuyển đổi sang truyền hình số, nhưng rất may mắn khi Truyền hình An Viên - một đơn vị cấp phép xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTT) trên toàn quốc, hỗ trợ bước đầu UBND TŐ Hà Nội 50.000 đầu thu cho những gia đình chính sách, hộ nghèo vào ngày 2/10 vừa qua.

- Hà Nội đặt kỳ vọng gì từ sự hợp tác với Truyền hình An Viên?

Bà Phan Lan Tú: Với việc Truyền hình An Viên phát sóng truyền hình ūỹ thuật số mặt đất 100% diện tích Hà Nội, thành phố có thể hoàn thành chỉ tiêu dừng phát sóng bằng công nghệ analog trước ngày 31/12/2016.

Ông Trần Đăng Tuấn: Việc đồng hành cùng TP Hà Nội số hóa phát sóng truyền hình mặt đất là một trůng những hoạt động của Truyền hình An Viên nhằm tích cực hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, Kế hoạch của UBND TP Hà Nội, tri ân người dân Hà Nội nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô, tham gia quảng bá lộ trình số hóa và chủ động giúp đỡ người dân làmĠquen với truyền hình kỹ thuật số và phục vụ chất lượng truyền hình tốt nhất.

- Truyền hình An Viên đã hành động gì ở hiện tại, cũng như kế hoạch trong thời gian tới?

Ông Trần Đăng Tuấn: Truyền hình An Viên đã hoàn thàŮh đầu tư hạ tầng theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn mà Bộ TT&TT đặt ra. Hạ tầng DTT của Truyền hình An Viên có thể phát sóng được trên 100 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, với hàng chục kênh truyền hình độ nét cao (HD). Truyền hình An Viên đã hᷗ trợ tặng miễn phí đợt 1 gia đình chính sách, hộ nghèo Hà Nội 50.000 đầu thu kỹ thuật số; đồng thời tặng miễn phí tiếp 600.000 đầu thu giúp Hà Nội chính thức ngừng phát sóng truyền hình analog cuối năm 2016.

Truyền hình An Viên sẽ tham gia vǠ thực hiện chỉ tiêu phát sóng số phủ 100% địa bàn Hà Nội trong năm 2014, về đích trước 2 năm so với kế hoạch của UBND TP Hà Nội; tham gia thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi phương thức phát sóng sử dụng hạ tầng truyền dẫn phát sóng - đã đầu tư để phát sóng Ĩkhông khóa mã) các kênh H1, H2 - là kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu. Người dân cả nước có thể xem các kênh này, từ đó quảng bá đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội đến người dân cả nước.ļ/p>

- Tâm lý các hộ nghèo Hà Nội đón nhận thông tin tiếp cận với công nghệ truyền hình số ra sao?

Bà Nguyễn Thanh Nhàn: Trên địa bàn Hà Nội hiện còn hơn 45.000 hộ nghèo. Tất nhiên, người dân được lợi nhất và vui nɨất khi được tiếp cận với truyền hình số chất lượng tốt nhất từ đầu thu kỹ thuật số An Viên.

Xin cảm ơn!

Phân biệt truyền hình số và truyền hình analog

- Truyền hình số dùng tín hiệu vệ tinh hoặc mặt đất để truyềɮ dẫn tín hiệu, có độ phủ sóng rộng và xa, chất lượng hình ảnh rõ nét, đồng đều trong khu vực phủ sóng.

- Tín hiệu truyền hình Analog được phát sóng từ Đài truyền hình đến các máy ɴhu hình, có hình ảnh và âm thanh tương tự như tín hiệu gốc. Loại hình phát sóng này bị hạn chế bởi không gian và dễ bị tác động bởi vật cản hoặc môi trường như nguồn sóng radio, điện thoại nên dễ bị nhiễu hơn.

Đầu thu kỹ thuật số An Viên

Đầu thu kỹ thuật số An Viên được đánh giá là đầu thu kỹ thuật số ɴốt nhất, tiết kiệm chi phí, điện năng, linh động và dễ vận chuyển. Đặc biệt, thiết bị không nhiễu hình, mất sóng trong thời tiết xấu. Thiết bị có chức năng ghi lại chương trình đan xen, đặt lịch xem lại, giao diện tiếng Việt dễ dàng, thân thiện.ȼ/p>




Hải Ninh