Google chính thức thâu tóm Motorola Mobility
(Dân trí) - Google đã chính thức hoàn tất thương vụ thâu tóm bộ phận di động của Motorola, sau một thời gian dài bị trì hoãn vì những vụ điều tra chống độc quyền, đồng thời Google cũng đã thay thế CEO lâu năm của Motorola bằng người của mình.
Thông tin trên được đích thân CEO Larry Page của Google công bố vào ngày hôm qua trên blog chính thức của hãng.
Theo đó, Larry Page cho biết Google đã kết thúc mọi điều khoản để thâu tóm Motorola Mobility (bộ phận di động của Motorola), đồng thời CEO của Motorola, Sanjay Jha sẽ chính thức từ chức khỏi vị trí hiện tại.
Thay vào vị trí của Sanjay Jha để lại sẽ là Dennis Woodside, một nhân viên lâu năm của Google, mà theo Larry Page mô tả thì Woodside là một người mạnh mẽ. Trước khi được bổ nhiệm làm CEO của Motorola, Woodside chịu trách nhiệm để xây dựng sự hiện diện của Google ở nước ngoài, đặc biệt là tại Trung Đông, Châu Phi, Đông Âu và Nga.
Woodside cũng đã nắm vai trò chủ tịch của Google tại Mỹ trong 3 năm qua, đóng vai trò quan trọng giúp tăng doanh thu của Google từ 10,8 tỷ USD lên 17,5 tỷ USD trong khoảng thời gian này.
Việc hoàn tất thương vụ thâu tóm Motorola được xem là một sự thành công của Google.
Trước đó, Google thông báo đã mua lại bộ phận di động của Motorola vào tháng 8 năm ngoái với giá lên đến 12,5 tỷ USD, khiến không ít người phải bất ngờ.
Google đưa ra lý do cho sự thâu tóm này là nhằm “trang bị thêm vũ khí” cho nền tảng Android, chính là nhằm sở hữu những bản quyền công nghệ mà Motorola đang nắm giữ. Đồng thời Google cũng khẳng định thương vụ này không đồng nghĩa với việc hãng sẽ đặt chân vào lĩnh vực sản xuất phần cứng.
Tuy nhiên, thương vụ này sau đó đã bị ngưng trên một thời gian dài do phải đối mặt với những cuộc điều tra chống đồng quyền, được tiến hành bởi Ủy ban thương mại Mỹ (FTC), của Ủy ban châu Âu (EC) và cả từ phía Trung Quốc.
Động thái “bật đèn xanh” mới đây được phía chính phủ Trung Quốc đưa ra chính là bước ngoặc giúp cho thương vụ của Google và Motorola được hoàn tất.
Sau khi hoàn tất thương vụ, việc sản xuất thiết bị phần cứng của Motorola sẽ chịu sự tác động và quản lý của Google hay vẫn sẽ hoạt động như bộ phận động lập, vẫn đang là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Motorola sẽ giúp cho Google sản xuất và bán được nhiều thiết bị sử dụng Android trực tiếp đến cho người dùng, hơn là phải bán Android trung gian qua các hãng sản xuất phần cứng khác như hiện tại.
Tuy nhiên, để tránh thiên vị và trấn an các đối tác sản xuất thiết bị sử dụng Android, Google cho biết vẫn sẽ tiếp tục hợp tác và xây dựng kế hoạch sản xuất thiết bị sử dụng Android cùng các hãng khác trong tương lai.
Bộ phận di động của Motorola (Motorola Mobility) là 1 trong 2 công ty con được tách ra từ Motorola. Trước đó, vào năm 2008, Motorola đã quyết định chia ra làm 2 công ty con, bao gồm Motorola Mobility, chuyên về sản xuất các thiết bị viễn thông di động, và Motorola Solutions, một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ viễn thông.
Google hiện chỉ mua lại Motorola Mobility, công ty con của Motorola, với giá 12,5 tỷ USD.
Theo đó, Larry Page cho biết Google đã kết thúc mọi điều khoản để thâu tóm Motorola Mobility (bộ phận di động của Motorola), đồng thời CEO của Motorola, Sanjay Jha sẽ chính thức từ chức khỏi vị trí hiện tại.
Việc thâu tóm thành công Motorola được xem là một chiến thắng của Google
Thay vào vị trí của Sanjay Jha để lại sẽ là Dennis Woodside, một nhân viên lâu năm của Google, mà theo Larry Page mô tả thì Woodside là một người mạnh mẽ. Trước khi được bổ nhiệm làm CEO của Motorola, Woodside chịu trách nhiệm để xây dựng sự hiện diện của Google ở nước ngoài, đặc biệt là tại Trung Đông, Châu Phi, Đông Âu và Nga.
Woodside cũng đã nắm vai trò chủ tịch của Google tại Mỹ trong 3 năm qua, đóng vai trò quan trọng giúp tăng doanh thu của Google từ 10,8 tỷ USD lên 17,5 tỷ USD trong khoảng thời gian này.
Việc hoàn tất thương vụ thâu tóm Motorola được xem là một sự thành công của Google.
Trước đó, Google thông báo đã mua lại bộ phận di động của Motorola vào tháng 8 năm ngoái với giá lên đến 12,5 tỷ USD, khiến không ít người phải bất ngờ.
Google đưa ra lý do cho sự thâu tóm này là nhằm “trang bị thêm vũ khí” cho nền tảng Android, chính là nhằm sở hữu những bản quyền công nghệ mà Motorola đang nắm giữ. Đồng thời Google cũng khẳng định thương vụ này không đồng nghĩa với việc hãng sẽ đặt chân vào lĩnh vực sản xuất phần cứng.
Tuy nhiên, thương vụ này sau đó đã bị ngưng trên một thời gian dài do phải đối mặt với những cuộc điều tra chống đồng quyền, được tiến hành bởi Ủy ban thương mại Mỹ (FTC), của Ủy ban châu Âu (EC) và cả từ phía Trung Quốc.
Động thái “bật đèn xanh” mới đây được phía chính phủ Trung Quốc đưa ra chính là bước ngoặc giúp cho thương vụ của Google và Motorola được hoàn tất.
Sau khi hoàn tất thương vụ, việc sản xuất thiết bị phần cứng của Motorola sẽ chịu sự tác động và quản lý của Google hay vẫn sẽ hoạt động như bộ phận động lập, vẫn đang là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Motorola sẽ giúp cho Google sản xuất và bán được nhiều thiết bị sử dụng Android trực tiếp đến cho người dùng, hơn là phải bán Android trung gian qua các hãng sản xuất phần cứng khác như hiện tại.
Tuy nhiên, để tránh thiên vị và trấn an các đối tác sản xuất thiết bị sử dụng Android, Google cho biết vẫn sẽ tiếp tục hợp tác và xây dựng kế hoạch sản xuất thiết bị sử dụng Android cùng các hãng khác trong tương lai.
Bộ phận di động của Motorola (Motorola Mobility) là 1 trong 2 công ty con được tách ra từ Motorola. Trước đó, vào năm 2008, Motorola đã quyết định chia ra làm 2 công ty con, bao gồm Motorola Mobility, chuyên về sản xuất các thiết bị viễn thông di động, và Motorola Solutions, một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ viễn thông.
Google hiện chỉ mua lại Motorola Mobility, công ty con của Motorola, với giá 12,5 tỷ USD.
T.Thủy
Theo Mashable
Theo Mashable