Elon Musk đặt mục tiêu tới Sao Hỏa năm 2022, du lịch vòng quanh Trái Đất bằng tên lửa

(Dân trí) - Chúng ta vẫn luôn biết rằng Elon Musk là một người đầy tham vọng, nhưng ít ai nghĩ rằng tỷ phú người Mỹ lại công bố những dự án "quá xa so với sức tưởng tượng" đến vậy.

Elon Musk trình bày kế hoạch đưa con người đặt chân lên sao Hỏa.
Elon Musk trình bày kế hoạch đưa con người đặt chân lên sao Hỏa.

Tại Hội nghị Vũ trụ Quốc tế lần thứ 68 vừa diễn ra tại thành phố Adelaide, Australia, tỷ phú Elon Musk vừa công bố mục tiêu gây kinh ngạc cho bất cứ ai khi giúp loài người đặt chân Sao Hỏa vào năm 2022. "Đây không phải là một lỗi đánh máy. Nó thực sự là một niềm khát vọng," Elon Musk nói khi đang tiết lộ kế hoạch của mình.

Để làm được điều này, Elon Musk sẽ không sử dụng các mẫu tên lửa tái chế cũ của SpaceX như Falcon 9, Falcon Heavy hay Dragon, mà sẽ tạo ra một loại tên lửa mới với kích thước lớn hơn gấp nhiều lần, tạm gọi là "BFR" (viết tắt của Big F*cking Rocket), nhưng vẫn có thể tái sử dụng một cách dễ dàng.

Kích thước của tên lửa BFR so với các model tên lửa tái chế trước đây của SpaceX
Kích thước của tên lửa BFR so với các model tên lửa tái chế trước đây của SpaceX

Theo dự kiến của Musk, tên lửa BFR sẽ có chiều cao khoảng 106 mét, rộng 9 mét, và có trọng tải lên tới 150 tấn, tức gấp 5 lần so với Falcon Heavy - tên lửa lớn nhất thuộc quyền sở hữu của công ty. Tên lửa sẽ được nghiên cứu và tiến hành sản xuất từ năm 2018. Toàn bộ hoạt động sẽ được tài trợ bởi doanh thu từ việc phóng vệ tinh và phục vụ tại Trạm Không gian Quốc tế.

Đặt chân tới sao Hỏa

Để đưa con người đặt chân lên sao Hỏa, tên lửa BFR dự kiến sẽ cần tới 40 cabin. Trong đó mỗi cabin sẽ dành cho từ 2-3 người. Như vậy, sẽ có tổng cộng từ 100 người cho mỗi chuyến bay. Các tàu chở nhiên liệu sẽ liên tục được sử dụng để nạp năng lượng cho BFR, đủ để nó bay tới sao Hỏa.

Trong năm 2022, Musk hy vọng sẽ vận chuyển thành công 2 tàu chứa hàng đặt chân lên sao Hỏa, sau đó bắt đầu tìm nguồn nước tốt nhất trên hành tinh. Đây là những điều cần chuẩn bị trước khi xây dựng một nhà máy sản xuất nhiên liệu trên "hành tinh đỏ", diễn ra vào năm 2024 khi 2 tàu chở người sẽ chính thức đặt chân lên "vùng đất hứa".

Elon Musk đặt mục tiêu tới Sao Hỏa năm 2022, du lịch vòng quanh Trái Đất bằng tên lửa - 3
Elon Musk đặt mục tiêu tới Sao Hỏa năm 2022, du lịch vòng quanh Trái Đất bằng tên lửa - 4
Elon Musk đặt mục tiêu tới Sao Hỏa năm 2022, du lịch vòng quanh Trái Đất bằng tên lửa - 5
Elon Musk đặt mục tiêu tới Sao Hỏa năm 2022, du lịch vòng quanh Trái Đất bằng tên lửa - 6
Hình ảnh phác thảo kế hoạch từng bước xây dựng căn cứ tại sao Hỏa của Elon Musk
Hình ảnh phác thảo kế hoạch từng bước xây dựng căn cứ tại sao Hỏa của Elon Musk

Căn cứ sẽ được xây dựng dần theo thời gian, tuy nhiên theo Elon Musk điều quan trọng nhất đó là tìm được nguồn nước đủ cung cấp cho các hoạt động nghiên cứu, sinh sống.

Đưa con người lên mặt trăng, sau đó quay trở lại

Elon Musk đặt mục tiêu tới Sao Hỏa năm 2022, du lịch vòng quanh Trái Đất bằng tên lửa - 8

Bên cạnh sứ mệnh giúp loài người khai phá vùng đất mới mang tên sao Hỏa, tên lửa BFR của SpaceX cũng nằm trong kế hoạch đưa con người bay lên mặt trăng và quay trở lại Trái Đất của Elon Musk.

"Giờ đã là năm 2017. Chúng ta đáng lẽ đã có một trạm tiếp tế nhiên liệu trên mặt trăng", Musk nói. Ông trình bày kế hoạch đưa con người quay trở lại Trái Đất sau chuyến hành trình lên mặt trăng, hoặc sử dụng nó như một trạm trung chuyển nhiên liệu mang tên Moon Base Alpha. Từ đó, các tên lửa sẽ tiếp tục chinh phục các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.

Sử dụng tên lửa để du lịch vòng quanh Trái Đất

Kế hoạch biến tên lửa trở thành phương tiện vận chuyển hiệu quả ngay trên Trái Đất.
Kế hoạch biến tên lửa trở thành phương tiện vận chuyển hiệu quả ngay trên Trái Đất.

Không chỉ dừng lại ở các mục tiêu thám hiểm vũ trụ, Elon Musk còn khiến khán phòng kinh ngạc với ý tưởng sử dụng BFR để di chuyển tới bất kỳ địa điểm nào trên Trái Đất trong thời gian chưa đầy 1 tiếng đồng hồ. "Nếu chúng ta đang nghĩ đến việc xây dựng thứ này để đi đến Mặt trăng và sao Hỏa, tại sao lại không dùng chúng để đến những nơi khác trên Trái Đất", Elon Musk đặt câu hỏi.

Nếu dự án này trở thành hiện thực, thì chúng ta sẽ chỉ mất khoảng 40 phút cho một chuyến đi từ New York đến Thượng Hải, hoặc từ Hồng Kông tới Singapore chỉ mất 22 phút, Bangkok tới Dubai chỉ mất 27 phút, Sydney tới Tokyo chỉ mất 35 phút, v.v... bởi vận tốc mà tên lửa BFR có thể đạt được lên tới 27.000 km/h.

Tất nhiên, SpaceX không phải là công ty đầu tiên đưa ra tầm nhìn này về một điểm đến điểm du lịch thông qua tên lửa vệ tinh. Tuy nhiên tương lai của ngành tên lửa hàng không nói riêng và của loài người nói chung chỉ thực sự trở nên xán lạn hơn bao giờ hết trước những ý tưởng được đưa ra bởi Elon Musk.

Nguyễn Nguyễn

Theo Mashable