Dịch vụ băng rộng di động: Tiềm năng nhưng khó nhằn!

(Dân trí) - Việt Nam mới trong giai đoạn đầu của tăng trưởng di động băng rộng nhưng theo đánh giá của Cục Tần số Vô tuyến điện,trong năm 2013, Việt Nam sẽ có sự phát triển mạnh của dịch vụ băng rộng di động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn.

Dịch vụ băng rộng di động: Tiềm năng nhưng khó nhằn!


Tại Hội nghị Triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về phát triển hạ tầng thông tin do Bộ TT&TT tổ chức hôm qua, ngày 15/1 tại Hà Nội, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, cho rằng, băng rộng di động cách đây 4-5 là thuật ngữ để các chuyên gia, giới chuyên môn nói chuyện với nhau nhưng đến bây giờ băng rộng di động là một câu chuyện rất phổ biến, là một vấn đề được nhiều người quan tâm. “Băng rộng di động được xem là hạ tầng quan trọng nhất của nền kinh tế phát triển. Theo đánh giá của World Bank công bố vào tháng 3/2009, cứ có thêm 10% dân số sử dụng băng rộng thì tương đương tăng trưởng GDP 1,21% ở các nước phát triển và 1,38% ở các nước đang phát triển”, ông Hoan nhấn mạnh.

Theo ông Hoan, dữ liệu băng rộng di động đã tăng trưởng rất mạnh mẽ trong vài năm gần đây, thậm chí đã vượt mức dự đoán của Liên minh Viễn thông thế giới ITU và các tổ chức tư vấn quốc tế. Và, Cục Tần số Vô tuyến điện cho rằng, trong tương lai gần, dữ liệu không còn là truy cập Internet hay download bình thường mà chủ yếu là các giao tiếp video, trong đó có video stream, vì thế cho nên đòi hỏi sự phát triển của hạ tầng băng rộng ở mức độ cao hơn nhiều.

Ông Hoan nhìn nhận Việt Nam đang sử dụng hạ tầng băng rộng vô tuyến chất lượng tốt, có mật độ cao, có tốc độ tốt và được đánh giá thuộc hàng tiên tiến trong khu vực. Tuy nhiên, số liệu mới nhất cho thấy, thuê bao 2G và 3G của Việt Nam trong thời gian qua vẫn phát triển tốt, nhưng hình ảnh này không lạc quan lắm vì dữ liệu trên mạng 3G vẫn còn khiêm tốn.

Theo Cục Tần số Vô tuyến điện, trong năm 2013 tại Việt Nam sẽ bắt đầu giảm mạnh thuê bao 2G trong khi đó, thuê bao 3G phát triển mạnh. Tuy vậy, 3G không tạo nên sự bùng nổ và đột biến như 2G nhưng vẫn duy trì ở tốc độ cao như ở các nước trên thế giới.

Ông Hoan nhấn mạnh Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của việc phát triển dịch vụ băng rộng di động nhưng đã cho thấy nhiều khó khăn rất đặc thù, không giống với các nước trên thế giới.

Thứ nhất đó là khó khăn về sức mua thị trường. Nếu xét về tiềm năng, về hạ tầng thì băng rộng di động có tiềm năng lớn nhưng xét về sức mua dịch vụ còn rất hạn chế mặc dù có tiềm năng rất lớn

Thứ hai đó là thói quen sử dụng không phù hợp với việc phát triển băng rộng Việt Nam.

Thứ ba là cơ sở hạ tầng giao thông công cộng không thúc đẩy được dịch vụ di động, khiến di động nhưng phải sử dụng như thiết bị cố định.

Ông Hoan cho biết Cục đang đề nghị Chính phủ phê duyệt đấu giá băng tần di dộng 4G sau năm 2020. Do đó, từ 2015 mới xem xét cấp phép băng tần 4G.

Trong thời gian đó sẽ mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thông tin di động 3G. Với băng tần di động 2G, Cục cho biết từ năm 2020 sẽ xem xét việc sắp xếp lại các băng tần hiện dùng cho 2G cho hệ

Ông Hoan khẳng định băng tần di động đã sẵn sàng để cung cấp tới người sử dụng trong tương lai gần nhưng vẫn rất cần có chính sách thúc đẩy phát triển dữ liệu, dịch vụ để sử dụng hiệu quả băng tần di động của Việt Nam.

Khôi Linh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm