Chuyển đổi số - Con đường để doanh nghiệp không bị bỏ lại phía sau

Trường Thịnh

(Dân trí) - Ngày 12/5 vừa qua, công ty cổ phần 1Office phối hợp với báo Dân trí tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Chuyển đổi số: Doanh nghiệp cần làm gì để không bị bỏ lại" với sự tham gia của các diễn giả công nghệ hàng đầu tại Việt Nam.

Chuyển đổi số - Con đường để doanh nghiệp không bị bỏ lại phía sau - 1
Tọa đàm "Chuyển đổi số: Doanh nghiệp cần làm gì để không bị bỏ lại" (Ảnh: Hữu Nghị).

Chuyển đổi số bắt đầu từ sự chuyển đổi nhận thức của con người và lãnh đạo

Ông Nguyễn Thành Nam - cựu giám đốc FPT chia sẻ: "Chuyển đổi số bản chất là chuyển đổi con người, từ trình độ dân trí của mỗi cá nhân. Sau đó mới là chuyển đổi số doanh nghiệp, quá trình này cần sự tham gia nhất quán của tất cả mọi người, từ những nhân sự ở vị trí nhỏ nhất".

Chuyển đổi số - Con đường để doanh nghiệp không bị bỏ lại phía sau - 2
Ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ (Ảnh: Hữu Nghị).

Theo kết quả khảo sát "Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2020, khảo sát trên 400 doanh nghiệp, cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu, như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán.

Còn theo quan điểm ông Lê Việt Thắng - CEO 1Office chia sẻ về chuyển đổi số tại các doanh nghiệp: "Việc chuyển đổi số ở hiện tại là quá dễ dàng nhưng chủ yếu nó đến trong suy nghĩ của lãnh đạo, họ có sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng tham gia chuyển đổi số hay không thôi. Sẽ có những khó khăn nhưng lãnh đạo nhìn nhận được giá trị chuyển đổi số trong lâu dài thì mới triển khai được."

Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa phần vẫn đang vận hành bằng "cơm" dẫn đến việc mất nhiều thời gian, công sức. Hoặc có những doanh nghiệp đang chuyển đổi số nhưng có đến 90% doanh nghiệp chuyển đổi số chưa thành công. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do doanh nghiệp còn chưa hiểu sâu về chuyển đổi số khiến doanh nghiệp không thể tối ưu quy trình quản lý, quy mô hoạt động mà chỉ số hóa 1 phần trong chu trình quản lý của họ dẫn tới hiệu suất không tăng, không hiệu quả.

Chuyển đổi số hiện là xu thế tất yếu của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Để phát triển, doanh nghiệp không thể đứng ngoài cuộc đua chuyển đổi số. Tại buổi chia sẻ, ông Lê Việt Thắng khẳng định" Chuyển đổi số là bước đi tất yếu "tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh" của mỗi cá nhân, tổ chức trong thời đại số"

Doanh nghiệp cần làm gì để không bị bỏ lại phía sau

"Thế giới không ngừng thay đổi và chuyển đổi số cũng đang từng ngày thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Trước bối cảnh đó thì doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, bắt kịp xu hướng chuyển đổi số cũng như chuẩn bị một " tinh thần thép" để sẵn sàng ứng phó trước mọi biến động từ chuyển đổi số". Ông Thắng nêu lên quan điểm.

Chuyển đổi số - Con đường để doanh nghiệp không bị bỏ lại phía sau - 3

Ông Lê Việt Thắng - CEO 1Office chia sẻ quan điểm về chuyển đổi số (Ảnh: Hữu Nghị).

Chuyển đổi số giờ không còn là công cụ "bổ trợ" nữa mà trở thành công cụ "đắc lực" giúp các doanh nghiệp đi nhanh hơn bao giờ hết. Từ đó tạo một trong những bước tiến rất xa so với những doanh nghiệp chưa chuyển đổi số.

Cả 2 diễn giả chia sẻ "Ngày trước dịch vụ xe ôm hay taxi truyền thống là dịch vụ thống trị tại thị trường Việt Nam nhưng khi các đơn vị taxi công nghệ nhảy vào cuộc chơi, mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng đã hoàn toàn đánh bật được taxi truyền thống và dần khẳng định lại vị thế trên thị trường. Sau 1 cú "đánh" mạnh tay của taxi công nghệ, bên phía taxi truyền thống cũng đã bắt đầu chuyển đổi số như là lên App để đuổi kịp đổi thủ".

Do đó các doanh nghiệp hoàn toàn có thể gặp phải "nguy hiểm" khi chưa nắm bắt kịp những xu thế công nghệ mới của xã hội.

"Có một vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là phải có một cú chuyển đổi nào đó tác động mạnh mẽ đến họ, thì lúc đó các doanh nghiệp mới chịu xoay mình để thay đổi", ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ thêm.

Tiếp nối câu chuyện, ông Thắng cho rằng mặc dù có những doanh nghiệp đã chuyển đổi số nhưng phần lớn doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng rất nhiều công cụ riêng lẻ trong quá trình vận hành, quản lý doanh nghiệp. Điều này khiến nhà quản lý, lãnh đạo rất khó nắm bắt được công việc của từng cá nhân, gián đoạn công tác quản lý nhân sự, công việc. Do dó, doanh nghiệp cần lựa chọn một phần mềm All - in - one để giải quyết hết các bài toán gặp phải thay vì sử dụng nhiều công cụ.

Doanh nghiệp nên lựa chọn một công cụ để giải quyết hết các bài toán gặp phải thay vì sử dụng nhiều công cụ khác nhau.

Đồng thời sắp tới 1Office cũng sẽ có một sự kiện lớn nhất trong năm để trình làng một giải pháp mới trong chuyển đổi số đó là giải pháp tự động hóa doanh nghiệp  - 1Office PBA. Sau khi các doanh nghiệp đã chuyển đổi số nhưng hầu hết tất cả các công việc vẫn phải có sự can thiệp từ con người mà đáng lẽ ra chúng hoàn toàn có thể nhờ máy thực hiện. Để bước lên một giai đoạn mới chuyển đổi số cần được vận hành theo một cách tự động, hiệu quả và năng suất hơn!

Đây là sẽ là tương lai trong chuyển đổi số giúp cho các doanh nghiệp muốn bứt phá và vượt mặt nhiều những đối thủ chưa nắm bắt được những "chuyển đổi mới" này và đồng thời giúp cho các doanh nghiệp không bị bỏ lại phía sau!

Chuyển đổi số cần có sự vào cuộc của toàn xã hội

Đây là khẳng định của ông Lê Việt Thắng - CEO 1Office tại buổi tọa đàm, ông nhận định chuyển đổi số có tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Cũng tại buổi tọa đàm, ông phân tích chuyển đổi số không phải là cuộc cách mạng của công nghệ mà là cuộc cách mạng về thể chế. Thể chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh hoạt để chấp nhận những cái mới: công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới. Chỉ có chuyển đổi số mới cải thiện được trình độ dân trí và nâng cao thu nhập.

"Ở cấp độ quốc gia, chuyển đổi số là chuyển đổi chính phủ số, kinh tế số và xã hội số quốc gia. Ở cấp độ địa phương, chuyển đổi số là chuyển đổi sang chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn của địa phương đó. Khi địa phương chuyển đổi số thành công sẽ góp phần vào sự thành công của chuyển đổi số quốc gia. Do đó, mỗi công dân sẽ là một "công dân số" để trở thành một xã hội số đầy văn minh, sáng tạo. Ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ

Chuyển đổi số được ví như là cuộc cách mạng của toàn dân. Theo các chuyên gia, chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi một người dân nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình và tích cực tham gia, thụ hưởng được các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.

Ông Thắng đưa ra ví dụ "Nếu trước đây người dân phải ra ngoài được để bắt xe ôm, giờ đây họ nằm nhà, hay bất kì đâu đều có thể đặt được xe ôm. Trước đây nhân viên của các công ty phải đến văn phòng để làm việc, thì nay nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc từ xa mà vẫn hoạt động bình thường.

Còn đối với các dịch vụ công, trước kia người dân phải ra trụ sở hành chính Nhà nước để đăng ký sử dụng dịch vụ, thì nay nhiều dịch vụ công có thể ngồi nhà cũng có thể tra cứu và sử dụng được. Đó đều là những sự thay đổi có tính bản chất, là những ví dụ cụ thể chuyển đổi số đang diễn ra xung quanh chúng ta hàng ngày"

Tổng kết về chương trình tọa đàm, ông Lê Việt Thắng khẳng định:" Chuyển đổi số mang trong mình sứ mệnh lớn lao, đó là phổ cập và cá nhân hóa các dịch vụ (như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, …) tới từng người dân để phục vụ người dân tốt hơn. Chuyển đổi số mở ra cơ hội cho người dân ở khắp mọi miền từ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… tiếp cận dịch vụ trực tuyến một cách công bằng, bình đẳng và nhân văn rộng khắp để "không ai bị bỏ lại phía sau".