Chạy mượt mà các phần mềm đòi hỏi cấu hình cao
(Dân trí) - Những ứng dụng nặng yêu cầu nhiều tài nguyên hệ thống sẽ khiến hệ thống trở nên ì ạch, nặng nề và đôi khi bị treo. Gboost là một biện pháp để giải quyết vấn đề này.
Những phần mềm nặng như các công cụ đồ họa, dựng phim, hay các game… có thể khiến cho các hệ thống có cấu hình cao cũng trở nên chậm chạp.
Loại bỏ những ứng dụng, dịch vụ không cần thiết đang hoạt động trên hệ thống, để giải phóng tài nguyên và tập trung cho các ứng dụng nặng là giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng này.
Gboost là công cụ miễn phí, cho phép người dùng thực hiện việc này một cách dễ dàng.
Download tại đây.
Lưu ý: quá trình cài đặt cần phải kết nối Internet để phần mềm download thêm những thành phần cần thiết.
Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt, Gboost sẽ tự động kích hoạt và biểu tượng phần mềm xuất hiện trên khay hệ thống. Kích phải vào biểu tượng này, chọn ‘Open Gboost’ để hiển thị giao diện chính.
Giao diện chính của phần mềm sẽ hiển thị mức độ tài nguyên trên hệ thống, tỷ lệ % dung lượng RAM còn trống, số các tiến trình và dịch vụ đang hoạt động…
Từ giao diện chính, nhấn vào tùy chọn ‘Advanced Mode’, phần mềm sẽ liệt kê các loại ứng dụng sẽ bị loại bỏ khi kích hoạt tính năng tối ưu. Các ứng dụng này sẽ được phần mềm mặc định loại bỏ hoặc cho tiếp tục hoạt động.
Nếu đang duyệt web và sử dụng phần mềm chat, bạn nên chuyển sang tùy chọn ‘No’ tại mục ‘Instant Messengers’ và ‘Internet Browser’ để dữ lại các ứng dụng này.
Tùy thuộc vào mục đích đang sử dụng, bạn có thể thiết lập để phần mềm loại bỏ hoặc để lại những dạng ứng dụng phù hợp.
Cuối cùng, nhấn nút ‘Press to Boost’ từ giao diện của phần mềm.
Gboost sẽ thực hiện chức năng của mình, tắt các ứng dụng và các dịch vụ của hệ thống không cần thiết. Sau khi hoàn tất quá trình, thông số về tài nguyên hệ thống sẽ được phần mềm hiển thị để người dùng so sánh với trước khi thực hiện tối ưu.
Sau khi hoàn tất quá trình tối ưu, số lượng các ứng dụng và dịch vụ, cũng như dung lượng RAM còn trống và thông số sử dụng CPU sẽ được giảm đi đáng kể.
Bây giờ, bạn có thể kích hoạt các phần mềm yêu cầu nhiều tài nguyên hệ thống, và sử dụng chúng mà hệ thống không bị rơi vào trạng thái quá tải và ì ạch.
Để khôi phục trở lại về trạng thái ban đầu, với các ứng dụng và dịch vụ đã sử dụng trước lúc tối ưu, nhấn nút ‘Press to Restore’ trên giao diện chính của phần mềm.
Về cơ bản, tính năng của Gboost tương tự như tính năng của Game Booster (đã được Dân trí giới thiệu tại đây), tuy nhiên, cách thức sử dụng đơn giản hơn.
Bạn có thể xem cách thức so sánh giữa 2 công cụ để chọn lựa cho mình phần mềm hiệu quả hơn:
Loại bỏ những ứng dụng, dịch vụ không cần thiết đang hoạt động trên hệ thống, để giải phóng tài nguyên và tập trung cho các ứng dụng nặng là giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng này.
Gboost là công cụ miễn phí, cho phép người dùng thực hiện việc này một cách dễ dàng.
Download tại đây.
Lưu ý: quá trình cài đặt cần phải kết nối Internet để phần mềm download thêm những thành phần cần thiết.
Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt, Gboost sẽ tự động kích hoạt và biểu tượng phần mềm xuất hiện trên khay hệ thống. Kích phải vào biểu tượng này, chọn ‘Open Gboost’ để hiển thị giao diện chính.
Giao diện chính của phần mềm sẽ hiển thị mức độ tài nguyên trên hệ thống, tỷ lệ % dung lượng RAM còn trống, số các tiến trình và dịch vụ đang hoạt động…
Nếu đang duyệt web và sử dụng phần mềm chat, bạn nên chuyển sang tùy chọn ‘No’ tại mục ‘Instant Messengers’ và ‘Internet Browser’ để dữ lại các ứng dụng này.
Tùy thuộc vào mục đích đang sử dụng, bạn có thể thiết lập để phần mềm loại bỏ hoặc để lại những dạng ứng dụng phù hợp.
Sau khi hoàn tất quá trình tối ưu, số lượng các ứng dụng và dịch vụ, cũng như dung lượng RAM còn trống và thông số sử dụng CPU sẽ được giảm đi đáng kể.
Bây giờ, bạn có thể kích hoạt các phần mềm yêu cầu nhiều tài nguyên hệ thống, và sử dụng chúng mà hệ thống không bị rơi vào trạng thái quá tải và ì ạch.
Để khôi phục trở lại về trạng thái ban đầu, với các ứng dụng và dịch vụ đã sử dụng trước lúc tối ưu, nhấn nút ‘Press to Restore’ trên giao diện chính của phần mềm.
Bạn có thể xem cách thức so sánh giữa 2 công cụ để chọn lựa cho mình phần mềm hiệu quả hơn:
Phạm Thế Quang Huy