Bị tuyên án tử hình vì đưa lời “phỉ báng” trên Facebook

(Dân trí) - Những lời phỉ báng, chế nhạo từ lâu đã là một chủ đề nhạy cảm ở Pakistan – nơi có đông người Hồi Giáo sinh sống, và việc xúc phạm Nhà tiên tri Mohammad cũng có thể được đánh giá tương đương với phạm tội giết người.

Căng thẳng gia tăng tại Pakistan khiến luật pháp đang được thắt chặt hơn bao giờ hết.
Căng thẳng gia tăng tại Pakistan khiến luật pháp đang được thắt chặt hơn bao giờ hết.

Mới đây, một tòa án chống khủng bố tại Pakistan đã kết án tử hình dành cho một người đàn ông trước cáo buộc đưa lời báng bổ trên mạng xã hội Facebook. Đây cũng là lần đầu tiên có người bị kết án án tử hình vì những nội dung đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội.

Án tử hình thuộc về Taimoor Raza, 30 tuổi, được đưa ra sau khi chính phủ của ông Nawaz Sharif lên tiếng phản đối kịch liệt về những phát ngôn phỉ báng, không đúng chuẩn mực và liên quan tới vấn đề tôn giáo trên các trang mạng xã hội.

Những lời phỉ báng, chế nhạo từ lâu đã là một chủ đề nhạy cảm ở Pakistan – nơi có đông người Hồi Giáo sinh sống, khi mà việc xúc phạm Nhà tiên tri Mohammad cũng có thể được đánh giá là tương đương với phạm tội giết người và có thể bị ngồi tù.

"Tòa án chống khủng bố Bahawalpur đã tuyên bố tử hình dành cho Nawaz Sharif ", Shafiq Qureshi - một công tố viên cho biết. "Đây là án tử hình đầu tiên nằm trong một vụ án có liên quan đến các phương tiện truyền thông xã hội".

Sự tranh chấp giữa người Sunni và người Shia đã kéo dài hàng nghìn năm nay, và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Sự tranh chấp giữa người Sunni và người Shia đã kéo dài hàng nghìn năm nay, và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Qureshi cho biết Raza đã bị bắt sau khi tung những thông tin giả mạo và sử dụng các ngôn ngữ thù địch bằng smartphone của mình tại một bến xe bus ở Bahawalpur. Các nhân viên chống khủng bố sau đó đã xuất hiện và tiến hành bắt giữ, tịch thu điện thoại của y.

Theo tòa án, Taimoor Raza – hiện đang thuộc cộng đồng người Hồi Giáo Shia, đã bị cáo buộc truyền bá những "bài diễn văn thù hận" chống lại giáo phái Deobani, thuộc Hồi giáo Sunni.

Sự tranh chấp vị trí kế vị nhà tiên tri Muhammad giữa người Sunni và Shia đã trở thành cuộc xung đột giáo phái kéo dài hàng nghìn năm và cho tới nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Gần đây, mối quan hệ căng thẳng giữa cộng đồng người Shia và người Sunni có chiều hướng bùng nổ, gia tăng mạnh ở Pakistan. Nhiều tổ chức cực đoan như Lashkhar-e-Janghvi đã cố gắng khai thác những căng thẳng trong giáo phái, khiến xảy ra nhiều sự cố liên quan tới bạo lực.

Hồi tháng Tư, cảnh sát Pakistan từng bắt tay điều tra khoảng 20 sinh viên và một số giáo chức liên quan tới vụ một sinh viên bị đánh đến chết trong ký túc xá sau khi xảy ra tranh luận về giáo phái.

Nguyễn Nguyễn

Theo BI