Bí quyết chụp ảnh thiên nhiên đẹp từ Lumia 1020
Nhiếp ảnh gia Stephen Alvarez, một trong những bậc thầy trong làng nhiếp ảnh phong cảnh hoang dã, người đã từng cộng tác gần 20 năm qua với kênh National Geographic, sẽ chia sẻ với bạn những kỹ thuật cơ bản để có được những shoots hình để đời.
Trong 10 ngày thám hiểm, vùng đất miền Viễn Tây nước Mỹ, một vùng đất đầy nắng, gió và bụi, qua góc máy của Stephen Alvarez hiện lên thật khác biệt. Điều đặc biệt là Alvarez hoàn toàn áp dụng những kỹ thuật nhiếp ảnh của mình trên 2 chiếc Nokia Lumia 1020 duy nhất.
Quy tắc 1/3
Tỷ lệ một phần ba thường xuyên được Stephen Alvarez tận dụng trong những tác phẩm của mình để tạo điểm nhấn đồng thời cho người xem cảm giác cân bằng khi nhìn vào ảnh. Nếu là một tay máy nghiệp dư, hãy bắt đầu sử dụng quy tắc này bằng cách chia khung ảnh thành 9 phần bằng 2 đường dọc và 2 đường ngang, sau đó đặt chủ thể vào góc 1/3 khung ảnh. Đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng chức năng “Grid Line” của ứng dụng ProCam để đảm bảo tỷ lệ chụp chính xác.
Khung cảnh dãy Grand Canyon với điểm nhấn rõ rệt nhờ áp dụng quy tắc 1/3, kết hợp với ánh sáng và đường chân trời tạo hiệu ứng độ sâu của ảnh
Tận dụng “Giờ vàng”
Khoảng thời gian ít ỏi sau khi mặt trời vừa mọc và trước khi mặt trời lặn luôn là món quà quý giá thiên nhiên dành tặng những ai đam mê nhiếp ảnh Bởi vì đây là hai khoảnh khắc sẽ cho ra đời những bức ảnh đáng ngạc nhiên nhất. Trong suốt hành trình, Stephen Alvarez đã không ít lần chớp lấy khung thời gian này để tạo cảm giác dễ chịu nhưng vẫn đảm bảo độ sắc nét và độ sâu của cảnh vật trong các tác phẩm của anh.Nếu chưa từng thử qua, bản có thể tự trải nghiệm “Giờ vàng”, ở hai mốc thời gian tiêu biểu: 6h30 - 7h30 và 17 - 18h30.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên lúc hoàng hôn,và khả năng điều chỉnh thông số máy ảnh bằng tay của Lumia 1020, Stephen Alvarez mang đến một cái nhìn khác về khung cảnh thiên nhiên trước mắt
Tạo “đường dẫn” cho ảnh
Khái niệm “ảnh hút” trong nhiếp ảnh hiện đại thường dùng để mô tả những bức ảnh tận dụng những “đường dẫn” tự nhiên như hàng cây, bóng nhân vật hay đơn giản là một con đường uốn lượn để “lôi” người xem đến chủ thể trong ảnh, tạo những cảm xúc mạnh mẽ. Khi ghi hình khung cảnh thiên nhiên tại Miền Viễn Tây, Stephen Alvarez đã kết hợp với những yếu tố của thiên nhiên để tạo ra những “đường dẫn” này với mục đích thu hút ánh nhìn của người xem vào cảnh vật, tạo cảm giác như chính chúng ta đang trải nghiệm những gì Alvarez chứng kiến.
Con suối trong ảnh trở thành một “Đường dẫn” tự nhiên, khiến người thưởng thức cảm thấy như chính bản thân đang tiến sâu vào một trong những khung cảnh thơ mộng hiếm hoi của Miền Tây hoang dã
Điều chỉnh tốc độ cửa sập
Tốc độ cửa sập (shutter speed) trong nhiều trường hợp sẽ là ranh giới mỏng manh phân chia giữa một bức ảnh sử dụng được ánh sáng tinh tế và một tác phẩm “tối như hũ nút” do thiếu sáng. Trong những tác phẩm của mình, Stephen Alvarez đã tận dụng màn sập cơ học và khả năng tùy chỉnh tốc độ cửa sập của chiếc Lumia 1020 để khắc họa một miền đất của những chàng cao bồi không thua gì trong truyện “Ngàn lẻ một đêm”.
Vườn quốc gia Navajo Tribal trở nên bí hiểm và mời gọi đến kì lạ trong ánh hoàng hôn sắp tắt; với khung cảnh và ánh sáng này, chỉ cần tốc độ cửa sập tăng nhanh thêm nửa giây, ảnh sẽ trở nên tối tăm, mờ mịt
Phá vỡ các quy tắc
Một khi bạn đã nắm chắc những kỹ thuật cơ bản được nêu trên, chúng sẽ chỉ còn được sử dụng như là một giải pháp an toàn. Bởi một lẽ, nhiếp ảnh vốn là một môn nghệ thuật. Mà đã là nghệ thuật thì người tạo ra nó sẽ chẳng theo bất kỳ một quy tắc nào hết, mà cần hoàn toàn đắm chìm vào xúc của bản thân trong khung cảnh đang hiện ra trước mắt.
Quy tắc 1/3 và đường chân trời chỉ hiện diện cho có lệ, bởi chúng không thể lột tả được khung cảnh kì lạ của Sông San Juan
Không sử dụng quy tắc 1/3 hay “đường dẫn”, ánh sáng của “Giờ vàng” cũng không xuất sắc, nhưng chính cảnh vật của miền Viễn Tây lại là thứ kéo tầm nhìn của người xem đến tận cuối chân trời trong ảnh
Các quy tắc dường như không hiện diện trong bức ảnh ngược sáng này, Stephen Alvarez chỉ đơn giản để mặc trí tưởng tượng của chúng ta nhảy múa với khoảng trời xanh biếc phía trên khe núi hẹp
Bối cảnh không tuân theo bất kỳ quy tắc nào, ánh sáng cũng không có gì đặc biệt, nhưng cơn giông tại Thung Lũng Verde cứ kéo chúng ta sâu mãi vào trong ảnh để tận hưởng cảm giác tự do thỏa tầm mắt
Với giá chính thức 14.999.000 đồng, Nokia Lumia 1020 là điện thoại đầu tiên sở hữu camera lên tới 41 megapixel, smartphone Lumia 1020 được thiết kế dành cho những người yêu nhiếp ảnh chuyên nghiệp với các hỗ trợ Pro Camera, Smart Camera hay ứng dụng chụp ảnh động Cinemagraph. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: http://www.nokia.com/about-nokia hoặc http://www.nokia.com.vn/ |
Hải Anh